Cách xác định vòng kinh không phóng noãn
08:09 - 05/05/2020 Lượt xem: 1245
Trong thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ, buồng trứng đảm nhận chức năng ngoại tuyến (phóng noãn) để có thể duy trì chức năng sinh sản. Tuy nhiên, cũng có những vòng kinh mà buồng trứng không phóng noãn. 1. Thế nào là vòng kinh không phóng noãn Vòng kinh không […]
Trong thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ, buồng trứng đảm nhận chức năng ngoại tuyến (phóng noãn) để có thể duy trì chức năng sinh sản. Tuy nhiên, cũng có những vòng kinh mà buồng trứng không phóng noãn.
1. Thế nào là vòng kinh không phóng noãn
Vòng kinh không phóng noãn còn có tên gọi là vòng kinh một giai đoạn. Khi hành kinh, trước kia người ta gọi là kinh nguyệt giả vì theo quan niệm cũ, hành kinh phải là do bong một niêm mạc tử cung có tiết chế; nghĩa là có tác dụng của progesterone của giai đoạn hoàng thể sau phóng noãn.
Ngày nay, bất kỳ hiện tượng ra huyết nào từ tử cung do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của tụt hormone sinh dục nữ đều được coi là hành kinh.
Độ dài của kỳ kinh không phóng noãn có thể vẫn bình thường, nhưng thông thường ngắn hơn 23 – 25 ngày. Không những vòng kinh không phóng noãn mà ngay những vòng kinh có hoàng thể kém cũng dễ ngắn hơn bình thường. Đó là do hormone của buồng trứng vì không có hoạt động tốt của hoàng thể nên chóng tụt hơn bình thường.
Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Hiện tượng phóng noãn có thể là cơ năng nhưng có thể trong một số ít trường hợp có tổn thương thực thể như u tuyến yên; hội chứng buồng trứng đa nang…
2. Chẩn đoán hiện tượng vòng kinh không phóng noãn
Chủ yếu dựa vào xét nghiệm thăm dò. Vì về mặt lâm sàng, vòng kinh không phóng noãn khó phân biệt với vòng kinh phóng noãn.
2.1. Xét nghiệm cổ tử cung xác định vòng kinh không phóng noãn
Về các mặt độ mở cổ tử cung, lượng chất nhầy, độ trong, độ loãng, độ kéo sợi, độ kết tinh hình lá dương sỉ. Theo dõi chu kỳ kinh nếu thấy sau khi tăng lên tới cực đại rồi tụt xuống nhanh chóng sau vài ngày; là có phóng noãn vào ngày cực đại.
Nếu xuống chậm và tính từ ngày có cực đại đến ngày hành kinh không được 10 ngày thì là vòng kinh không có phóng noãn; hoặc có phóng noãn nhưng hoàng thể yếu.
2.2. Làm tế bào học âm đạo nội tiết
Theo dõi chỉ số ái toan và chỉ số nhân đông thấy không có đỉnh cực đại thì là không có phóng noãn.
2.3. Đo thân nhiệt
Vào các sáng sớm trước khi xuống giường đúng giờ. Đo thân nhiệt ở hậu môn hay ở miệng. Không đo nhiệt độ ở nách. Nếu thấy nhiệt độ thấp dưới 37 thì có thể là chu kỳ kinh đó không phóng noãn, vì chất chuyển hóa của progesterone gây tăng thân nhiệt.
2.4. Định lượng LH
Vào giữa vòng kinh không thấy có đỉnh cao. Định lượng progesterone trong huyết tương vào tuần lễ thứ 3 của chu kỳ kinh (trước khi hành kinh 1 tuần) không thấy tăng là không có phóng noãn. Có thể định lượng pregnandiol trong nước tiểu 24 giờ, cũng không thấy tăng.
2.5. Siêu âm
Vào nửa sau của chu kỳ kinh không thấy hoàng thể hoặc sẹo của hoàng thể
Theo dõi bằng siêu âm nếu thấy nang noãn ngày càng lớn lên rồi méo mó; nhỏ đi là có phóng noãn. Nếu không, là không có phóng noãn.
2.6. Sinh thiết niêm mạc tử cung
Vào cuối tuần lễ thứ 3 chu kỳ kinh (trước khi hành kinh dự kiến 1 tuần) nếu không thấy niêm mạc tử cung có hình ảnh chế tiết là không có phóng noãn.
Tất cả các phương pháp thăm dò trên đều chỉ có tính chất hồi cứu; nghĩa là chỉ phát hiện được sau khi phóng noãn, đã có mặt của hoàng thể và hormone của hoàng thể. Riêng xét nghiệm cổ tử cung có ích thực tế trong điều trị vô sinh. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.