Cảm cúm – Các phương pháp phòng và điều trị an toàn cho mẹ bầu
02:58 - 16/02/2020 Lượt xem: 917
Khi mang thai sức đề kháng của người mẹ thường kém hơn mẹ dễ bị cúm tấn công, đặc biệt trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng nguy hiểm, bởi virus cúm có thể gây dị tật thai nhi. Trường hợp bị cúm nặng, kèm tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và […]
Khi mang thai sức đề kháng của người mẹ thường kém hơn mẹ dễ bị cúm tấn công, đặc biệt trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng nguy hiểm, bởi virus cúm có thể gây dị tật thai nhi. Trường hợp bị cúm nặng, kèm tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai nhi bị lưu và gây sảy thai.
Đối với bà bầu, các mẹ không thể dùng thuốc tùy tiện vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Do vậy, cần có những biện pháp an toàn giúp phòng và trị bệnh cúm để không ảnh hưởng thới thai nhi. Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh cúm rất an toàn mẹ bầu tham khảo nhé!
1. Các phương pháp điều trị cúm an toàn cho bà bầu
– Tỏi điều trị cảm cúm:
Tỏi là một trong thực phẩm chữa trị cúm hiệu quả. Kháng sinh allincin có trong tỏi chống giúp tiêu diệt các virus gây bệnh. Tỏi cũng có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm.
Bài thuốc để trị cúm bằng tỏi cho mẹ bầu là giã nát tỏi và pha với nước nóng để xông mũi thường xuyên, hoặc pha tỏi đã giã nát với nước ấm, thêm chút mật ong để uống. Loại nước này tuy hơi khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm.
Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
– Gừng:
Gừng giúp tiêu hủy các mầm bệnh cho cơ thể và củng cố sức khỏe dạ dày. Vì vậy, từ xưa Đông y xem gừng là một trong những vị thuốc nhiều công dụng.
Để phòng và trị bệnh cúm mẹ bầu đun kỹ hai thìa cà phê gừng được xắt nhỏ với hai cốc nước, lọc bã cho một chút đường rồi uống khi còn nóng. Hoặc có thể uống nước gừng pha với mật ong.
– Mùi tàu:
Rau mùi tàu được dùng trong bài thuốc trị bệnh cảm cúm.
Sau khi uống đắp chăn để mồ hôi ra. Khi mồ hôi ra nên lấy khăn lau để tránh bị lạnh.
Mùi tàu có vị cay, đắng, tính ấm, thường được dùng để trị bệnh cảm, giải độc cho cơ thể.
– Tía tô và kinh giới:
Hai loại lá này có tính ấm, trị hiệu quả các chứng như nặng đầu, sưng họng. Hơn nữa, chúng cũng có tác dụng an thai.
Đây là bài thuốc chữa bệnh cúm dân gian được nhiều người dùng. Đun lá tía tô và kinh giới mỗi loại một nắm cùng với 2 bát nước cho sắc lại 1 bát rồi uống khi còn ấm. Nên đậy kín nắp khi đun nhằm tránh thất thoát tinh dầu. Hoặc sử dụng kèm với cháo nóng cũng rất hiệu quả.
– Xông tinh dầu tự nhiên
Một bài thuốc dân gian giải cảm cúm đơn giản cho mẹ bầu là xông mặt với tinh dầu bạch đàn hoặc bạc hà, dầu tràm. Mẹ chỉ cần cho vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng và trùm khăn lên đầu để xông khoảng 15 phút là được. Cách này xua tan chứng nghẹt mũi hiệu quả.
2. Cách phòng tránh bệnh cảm cúm cho mẹ bầu
– Súc miệng bằng nước muối:
Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe răng lợi. Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.
– Duy trì độ ẩm trong phòng:
Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, mà không khí khô tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.
– Uống đủ nước mỗi ngày:
Uống nước ấm mỗi ngày vừa cung cấp nước cho cơ thể tốt cho tiêu hóa lại, vừa có có tác dụng phòng cúm và viêm họng, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước các mẹ nhé.
– Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi có dịch bệnh:
Nếu đang có dịch bệnh, khả năng lây truyền bệnh khá cao nên các mẹ bầu nên hạn chế tới các nơi đông người như siêu thị, công viên…bịt khẩu trang khi đi ra đường.
– Nghỉ ngơi hợp lý:
Ngủ đủ 8 tiếng / ngày, ngủ trưa 30-45p.
Trong thời gian mang thai, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu.
– Tập thể dục thường xuyên:
Mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể giúp phòng virus cúm.
– Bổ sung vitamin:
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin có chứa cả kẽm và vitamin C. Bởi khi được cung cấp kẽm đầy đủ, chức năng miễn dịch của đường hô hấp sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp. Việc bổ sung này sẽ giúp bà bầu nâng cao chức năng miễn dịch, giúp đẩy nhanh bệnh cúm giai đoạn này.
– Tiêm phòng cúm:
Đối với chị em phụ nữ trước khi có ý định có thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
3. Các món ăn điều trị cảm cúm cho mẹ bầu
– Cháo trứng
Cháo trứng là món ăn giải cảm được nhiều người áp dụng rất hiệu quả, đặc biệt mẹ bầu. Không chỉ vì món ăn này có tác dụng điều trị bệnh cho mẹ mà vì chúng vô cùng bổ dưỡng. Mẹ bầu có thể thêm hành hay lá tía tô vào tô cháo để ăn, nhằm tăng tác dụng trị bệnh của chúng lên nhé.
Nguyên liệu nấu cháo trứng:
- Gạo tẻ loại ngon: khoảng ½ chén
- Trứng gà ta: 2 quả
- Lá tía tô tươi: 5 – 7 lá
- Hành tím bằm
- Gia vị để nêm nếm
Cách nấu cháo trứng:
- Lá tía tô bạn đem đi rửa thật sạch, rồi thái sợi.
- Gạo bạn nhặt sạch, rồi đem đi vo 2 lần cho sạch bụi. Sau đó cho gạo vào nồi và cho vào lượng nước thích hợp (nếu bạn muốn cháo đặc thì cho ít nước và nếu muốn cháo loãng thì cho nhiều nước hơn) và hầm trong khoảng 30 phút cho gạo chín nhừ.
- Khi cháo đã chín nhừ thì cho một chút hành tím bằm vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Tiếp theo, bạn đập trứng gà vào nồi và khuấy trứng tan đều trong nồi cháo.
- Cuối cùng, bạn mới cho lá tía tô vào, đảo nhanh tay rồi tắt bếp. Bạn nên ăn lúc cháo còn nóng sẽ giúp giải cảm rất hiệu quả.
– Cháo hành:
Cháo hành là món thường được dùng để trị cảm cúm.
Nếu mẹ bị cảm cúm với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu có thể điều trị bằng bài thuốc với hành như sau:
Nguyên liệu nấu:
- Gạo tẻ: 50g
- Hành củ và hành lá:15g
- Tía tô: 20g
- Gia vị nêm
Cách nấu cháo:
- Rửa sạch và giã nhỏ 15g hành gồm cả củ và lá. Thái thật nhỏ 20g lá tía tô.
- Gạo vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ sau đó hầm trong 30p cho gạo chín nhừ.
- Sau đó cho cả hai loại rau trên vào, múc cháo ra bát và ăn khi còn nóng.
- Hoặc mẹ cũng có thể nấu kỹ 60g hành tươi với một bát nước để uống.
Hành có vị cay, tính bình, giúp cơ thể giải cảm và sát trùng…
– Cháo hành gừng:
Nguyên liệu nấu cháo hành gừng
- Gạo tẻ: 50 gr
- Hành lá: 15 – 30 gr
- Gừng tươi: 15 gr
- Gia vị nêm nếm
Cách nấu cháo hành gừng giải cảm
- Bạn vo gạo thật sạch, rồi cho vào nồi với lượng nước vừa đủ rồi nấu đến khi gạo chín mềm. Trong khi nấu, nhớ khuấy đều liên tục để phần cháo dưới đáy nồi không bị cháy.
- Trong thời gian đó, bạn rửa sạch hành lá, gừng tươi, thái nhỏ hành và cắt gừng thành dạng sợi.
- Khi cháo bắt đầu sôi, gạo đã nhừ thì bạn cho hành và gừng vào nồi, khuấy nhẹ thêm vài lần rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra tô và cho thêm chút tiêu xay lên bên trên.
Những phương pháp trên hi vọng sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!