googleb578e89369db4e48.html

Cảm cúm cách trị cực hay cho mẹ bầu không cần dùng thuốc tây

06:44 - 18/12/2019 Lượt xem: 403

Cảm và Cúm là hai bệnh lây nhiễm do nhiễm virus thường gặp. Các triệu chứng cảm cúm thường đến đột ngột và có thể bao gồm: ✤ Sốt ✤ Nhức đầu ✤ Rất mệt/yếu ✤ Ho khan ✤ Đau họng ✤ Chảy nước mũi ✤ Đau cơ thể và/hoặc cơ Hệ thống miễn dịch […]

Cảm và Cúm là hai bệnh lây nhiễm do nhiễm virus thường gặp. Các triệu chứng cảm cúm thường đến đột ngột và có thể bao gồm:

✤ Sốt
✤ Nhức đầu
✤ Rất mệt/yếu
✤ Ho khan
✤ Đau họng
✤ Chảy nước mũi
✤ Đau cơ thể và/hoặc cơ

cảm cúm và cách trị cho mẹ bầu

Hệ thống miễn dịch ở phụ nữ có thai thường suy yếu, do đó rất dễ bị các bệnh lặt vặt, trong đó có cảm cúm.

Cách trị cảm cúm cho mẹ bầu cực hay không cần thuốc tây sẽ đem đến cho mẹ bầu sự thoải mái, dễ chịu, tránh khỏi những triệu chứng như sổ mũi, ho… làm cơ thể mệt mỏi. Việc sử dụng thuốc tây để trị cảm cúm có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là khi mẹ bầu đang mang thai 3 tháng đầu, do đó quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.
Vì vậy các mẹ bầu thường tìm đến các biện pháp tự nhiên:

1. Sử dụng liệu pháp hơi nước để giảm nghẹt mũi do cảm cúm 

Mẹ bầu có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông hơi để thư giãn.
Bạn cũng có thể hít thở sâu bằng cách đặt tô nước nóng hoặc tạo độ ẩm bằng hơi nước nóng trong nhà tắm và thư giãn một chút. Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp bạn bớt nghẹt mũi.

2. Súc miệng bằng nước muối để làm dịu cổ họng

Nếu có triệu chứng rát cổ họng hoặc ho dai dẳng, mẹ bầu có thể thử súc miệng với nước ấm pha chút muối vài lần một ngày. Nước muối sẽ làm dịu cổ họng và có tác dụng diệt virus.

3. Kê cao gối khi ngủ để mẹ bầu ít bị nghẹt mũi

Có một giấc ngủ ngon mỗi đêm là cách đơn giản để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh hay cảm cúm, mẹ bầu khó có thể ngủ ngon giấc được. Các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn khi về buổi tối hoặc khuya, làm các mẹ thấy khó thở. Khi gặp trường hợp này, mẹ bầu nên chồng nhiều gối lên và kê gối cao khi nằm ngủ để giảm nghẹt mũi.

4. Dùng các thức uống nóng để giảm triệu chứng cảm cúm

Uống đủ nước là nhiệm vụ quan trọng, vừa tốt cho bé, vừa tốt cho sức khỏe của bạn.
Tốt nhất, mẹ bầu nên nhâm nhi tách trà nóng, nước ấm pha chanh và mật ong. Hơi nóng sẽ làm dịu chứng viêm họng và nghẹt mũi.

5. Bổ sung vitamin dự phòng cảm cúm

Ổi, cam, quất mật ong giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Không chỉ vậy đây cũng là bí quyết trị viêm họng hiệu quả được nhiều mẹ bầu tin tưởng: lá hẹ, cánh hoa hồng bạch, hoa đu đủ đực chưng đường phèn cũng là một trong những bài thuốc trị viêm họng an toàn, mẹ bầu có thể thử.
Bổ sung kẽm có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bổ sung.

6. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để thư giãn cơ thể

Các loại dầu tự nhiên như oải hương, bạch đàn , bạc hà có thể làm dịu, giải tỏa và hỗ trợ hô hấp hiệu quả đồng thời có tác dụng diệt virus . Mẹ bầu có thể thoa lên ngực, lòng bàn chân hoặc mẹ có thể sử dụng đèn xông tinh dầu cả phòng.

7. Sử dụng thuốc nhỏ mũi để vệ sinh mũi sạch sẽ

Mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý hoặc có thể tự pha dung dịch nước muối loãng (1/4 thìa muối trong một chén nước) để vệ sinh mũi. Đây là dung dịch không hóa chất và an toàn cho bà bầu. Cũng có thể pha một thìa muối vào một cốc nước ấm để bà bầu súc miệng…

8. Mẹ bầu nên ăn cháo giải cảm

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.
Trên đây là 8 mẹo trị cảm cúm cho mẹ bầu cực hay không cần thuốc tây trên đây chắc chắn sẽ đánh bay chứng cảm cúm đáng ghét, giúp các mẹ bầu vui khỏe trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu hãy lưu ý các mẹo trên đây để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé! Phòng khám 43 Nguyễn Khang chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?