Cần lưu ý gì trong quá trình trước, trong và sau khi hiến máu?
08:37 - 27/05/2020 Lượt xem: 4776
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng. Vậy trước khi hiến máu cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây: 1. Hiến máu có hại gì cho sức khoẻ không? Nếu không có bệnh lý gì đặc biệt, hiến máu lượng […]
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng. Vậy trước khi hiến máu cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Hiến máu có hại gì cho sức khoẻ không?
Nếu không có bệnh lý gì đặc biệt, hiến máu lượng vừa phải và tần suất hợp lý sẽ hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Không những thế còn đem lại nhiều lợi ích nhất định.
- Kích thích hoạt động hiệu quả của tuỷ xương.
- Thải sắt.
- Cơ hội để kiểm tra sức khoẻ và tầm soát lây nhiễm trong máu miễn phí.
2. Cần lưu ý gì trong quá trình trước, trong và sau khi hiến máu?
Trước khi hiến
Ngủ đủ giấc, không thức khuya và tránh làm việc quá nặng nề
Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đủ nước. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu sắt: thịt, cá, các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc, …
Bữa ăn trước đó tránh quá nhiều dầu mỡ, tránh rượu bia.
Hiến máu thường được thực hiện buổi sáng, lúc tâm trạng và sức khỏe tốt nhất.
Người đi HM không nên ăn gì, kể cả uống sữa mà chỉ được uống nước lọc, trà đường. Nguyên nhân là vì khi ăn uống, các sản phẩm của tiêu hóa khi được hấp thụ qua thành ruột vào máu sẽ làm giảm chất lượng máu hiến. Ngoài ra, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện và chỉ được chấp thuận cho hiến máu nếu thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, vừa chủng ngừa, có triệu chứng cảm sốt,… trước hiến.
Nếu bạn đang mắc viêm gan, đang điều trị bệnh nhiễm trùng hay thiếu máu, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú,… thì tốt nhất không nên hiến máu.
Đảm bảo khoảng cách với lần hiến trước ít nhất là 3 tháng.
Trong quá trình hiến
Thư giãn, tư thế nằm/ngồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (mệt mỏi, chóng mặt, đánh trống ngực,…) cần báo ngay cho bác sĩ.
Sau khi hiến
Vị trí vết tiêm lấy máu cần giữ sạch và vệ sinh cẩn thận theo hướng dẫn.
Nên nghỉ một chút, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
Uống thêm nước, trà đường, không nên rượu bia ít nhất 24 giờ sau hiến.
Hạn chế vận động thể lực quá sức.
Bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
Máu hiến sẽ nhanh chóng được bảo quản theo đúng quy định và đưa về trung tâm, bệnh viện chuyên khoa huyết học. Tại đây, máu được xét nghiệm các vi sinh vật nhằm loại trừ các bệnh lý mắc phải qua đường truyền máu, như HIV, viêm gan B, viêm gan C,… Nếu đạt được tiêu chuẩn này, máu sẽ được chia theo nhóm máu O, A, B hay AB, phân tách thành các thành phần riêng lẻ như huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, được lưu trữ trong điều kiện tương ứng và sẵn sàng đáp ứng khi có nhu cầu.
Trong trường hợp đi hiến tiểu cầu, máu của người hiến sẽ được thu thập qua một hệ thống máy móc. Tại đây, thành phần tiểu cầu sẽ được gạn tách và các thành phần còn lại trong máu được trả vào cơ thể người hiến bằng một con đường khác.
3. Ai là người có thể đi hiến máu?
- Tuổi trưởng thành (18 – 60 tuổi) không mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là các bệnh lây qua đường máu.
- Cân nặng tối thiểu là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới.
- Các đối tượng hiến máu phải có giấy tờ tuỳ nhân.
Một điều lưu ý hiện tại với những người hiến nhóm máu AB, khá hiếm trong cộng đồng (khoảng 6.6% dân số có AB). Mặt khác nhóm AB chỉ có thể truyền cho AB mà không thể cho máu khác nên một số ngân hàng máu sẽ chỉ ghi nhận thông tin và sẽ liên hệ người hiến AB khi nào người bệnh có nhu cầu truyền chế phẩm máu.
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp. Một bệnh nhân chấn thương, sốt xuất huyết, phẫu thuật,… có thể được cứu ngay tức thì nếu được truyền máu phù hợp. Việc HM không có nguy cơ tai biến đáng lo ngại, về lâu dài không ảnh hưởng đến sức khoẻ người cho. Ngoài những lợi ích kể trên, những người tình nguyện sẽ được cấp giấy chứng nhận, không chỉ có giá trị là lời cảm ơn, trong trường hợp người này cần dùng chế phẩm máu, giấy này sẽ có giá trị quy đổi lại bằng với lượng máu mình đã hiến mà không tốn thêm chi phí.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang