googleb578e89369db4e48.html

Cần tránh 10 điều sau để 3 tháng đầu mang thai trôi qua nhẹ nhàng

07:58 - 08/01/2020 Lượt xem: 7898

3 tháng đầu là khoảng thời gian quan trọng để bé con và người mẹ làm quen với nhau. Sẽ có những thay đổi mà người mẹ phải thực hiện để đem lại sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những điều cần tránh để 3 tháng đầu mang thai trôi qua được nhẹ nhàng.

1. Cần tránh những thực phẩm sau

  • Đồ ăn tái, sống: Thực phẩm tái sống dễ bị nhiễm các chất độc và vi khuẩn, dễ gây ngộ độc nên khi mang thai mẹ bầu cần tránh những món ăn này.
  • Thực phầm nhiều gia vị, nhiều mùi và nhiều dầu mỡ
  • Chất kích thích, cồn và đồ có ga: những thực phẩm trên có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người mẹ; đồ uống có ga gây đầy bụng, làm tăng cảm giác chán ăn và có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
  • Thực phẩm gây co bóp tử cung: như đu đủ xanh, rau ngót, cua đồng… có thể gây tăng co bóp tử cung dễ gây động thai, sẩy thai.
  • Đồ hộp, những thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm lên men: trong đó có thêm nhiều chất phụ gia; sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ.

 3 tháng đầu mang thai

2. Cần tránh lao động nặng, làm việc quá sức

Trong quá trình mang thai 3 tháng đầu, thai nhi còn chưa ổn định trong buồng tử cung. Nếu mẹ bầu hoạt động mạnh hay gắng sức có thể gây co bóp tử cung; dẫn tới sẩy thai.

3. Tránh tiếp xúc với bức xạ.

Có một số bức xạ từ chụp X-Quang, CT… Khi mẹ bầu tiếp xúc với cường độ cao có thể gây dị tật tới thai nhi. Vậy nên mẹ bầu cần tránh tiếp xúc trong quá trình mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu.

4. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại

Ví dụ như nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay… Theo một nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia, hóa chất phthalates trong sơn móng tay gây ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Ngoài ra, mùi sơn móng tay còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và đặc biệt là thời gian 3 tháng đầu mẹ dễ bị dị ứng với các mùi khó chịu

5. Tránh tụ tập những nơi đông người, vùng có dịch bệnh

Điều này rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe người mẹ. Giảm sự mệt mỏi khi mang thai. Đặc biệt, nếu bắt buộc phải tới nơi đông người; mẹ bầu cần đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho mình.

6. Không đi giày cao gót

Khi đi trên những đôi giày cao gót, khả năng giữ thăng bằng của mẹ bầu sẽ kém hơn; dễ gây ngã gây tình trạng động thai hoặc sẩy thai.

Việc đứng lâu hay di chuyển nhiều trên đôi giày cao gót cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ. Vậy nên mẹ bầu cần chú ý lựa chọn những đôi giày, dép thấp, phù hợp với công việc mà vẫn thoải mái để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

7. Cần tránh tiếp xúc với lông hoặc phân chó, mèo

    • Khi tiếp xúc, ôm chó, mèo; mẹ bầu có thể hít phải lông của những con vật này ảnh hưởng tới vấn đề hô hấp. Cả chó và mèo đều là những con vật rất dễ gây bệnh dại cho người thông qua vết cắn.
    • Khi nuôi mèo, mẹ bầu dọn dẹp phân của chúng có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Đặc biệt, mèo ăn thịt sống, chưa chín thì lượng ký sinh trùng càng cao. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bị nhiễm bệnh do vết mèo cào.
    • Chó là con vật trung thành, thân thiện và có thể hiểu ý chủ, tuy nhiên, khi nô giỡn, mẹ bầu không được để chó nhảy chồm lên bụng.
    • Ở chó có virus bệnh dại gây hại cho hệ thống thần kinh trung ương và não. Các triệu chứng của bệnh dại bao gồm sốt, nhức đầu, ốm và khó chịu. Người mắc bệnh dại có thể tử vong chỉ trong vòng một vài ngày nhiễm virus.

8. Kiêng quan hệ tình dục

Một trong những chú ý nhất trong mang thai 3 tháng đầu mang thai là việc sinh hoạt vợ chồng. Quan hệ vợ chồng trong quá trình mang thai không phải là điều cấm kỵ; tuy nhiên cần tránh tuyệt đối trong một số trường hợp sau:

3 tháng đầu mang thai

Dọa sẩy thai:

Rất hay gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ở thời điểm này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và không nên quan hệ vì đó là hoạt động mạnh có thể gây tình trạng sẩy thai.

Rau máu âm đạo:

Tình trạng ra máu âm đạo có thể là tình trạng dọa sẩy thai hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Dù trong trường hợp nào thì việc quan hệ vợ chồng cũng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe mẹ bầu.

Khi người mẹ ốm nghén, mệt mỏi:

Quan hệ vợ chồng chỉ thật sự tốt khi cả 2 cùng có sức khỏe ổn định và một tâm lý thoải mái; ngược lại, khi sức khỏe và tâm lý không tốt, có thể gây ra tình trạng động thai. Hoặc ảnh hưởng tới tâm lý mang thai của mẹ bầu.

9. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi

Ngoài việc trị bệnh, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc ngay cả khi mắc những căn bệnh thông thường.

Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc bổ như vitamin tổng hợp, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng phù hợp nhất với mình.

10. Cần tránh những bài thể dục mạnh

Việc tập thể dục là vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình mang thai, tuy nhiên việc thực hiện những động tác nhanh, mạnh dễ gây mất sức cho mẹ bầu. Cùng với đó, các động tác gập bụng, tác động nhiều lên phần bụng có thể gây tình trạng động thai hoặc sẩy thai. Mẹ bầu cần cân nhắc các động tác thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể mình trong 3 tháng đầu mang thai.

Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?