Cấu tạo và chức năng của buồng trứng

01:23 - 15/04/2020 Lượt xem: 6534

Buồng trứng là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, rất quan trong và đặc biệt với việc đảm nhận hai chức năng. Khác với tinh hoàn của phái nam, buồng trứng của phụ nữ nằm ẩn sâu bên trong khung chậu. Vậy cấu tạo và chức năng của nó là gì? chúng ta […]

Buồng trứng là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, rất quan trong và đặc biệt với việc đảm nhận hai chức năng. Khác với tinh hoàn của phái nam, buồng trứng của phụ nữ nằm ẩn sâu bên trong khung chậu. Vậy cấu tạo và chức năng của nó là gì? chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

1. Cấu tạo của buồng trứng

Trên thiết diện cắt ngang cho thấy buồng trứng được chia thành vùng tủy và vùng vỏ.

 Vùng tủy

Cấu tạo bởi mô liên kết thưa, chứa những sợi chun, sợi cơ trơn, động mạch xoắn và cuộn tĩnh mạch. Những thành phần trên tạo thành mô cương của buồng trứng.

Vùng vỏ

Cấu tạo và chức năng của buồng trứng

      • Buồng trứng được phủ bởi một biểu mô đơn. Ở phụ nữ còn trẻ, biểu mô là biểu mô vuông đơn; về sau nó dẹt lại ở một số nơi, trừ những nơi có khe rãnh thấy trên mặt buồng trứng.
      • Dưới biểu mô là mô kẽ cấu tạo bởi những tế bào hình thoi xếp theo nhiều hướng khác nhau; làm cho vùng vỏ trứng có những hình xoáy đặc biệt .
      • Giáp với biểu mô buồng trứng, mô liên kết chứa ít mạch máu, nhiều sợi liên kết và nhiều chất gian bào tạo thành một lớp mỏng gọi là màng trắng.
      • Mô liên kết vùng vỏ buồng trứng chứa những khối hình cầu gọi là nang trứng. Mỗi nang trứng là một cái túi đựng noãn; ở thai nhi, trẻ em chưa đến tuổi dậy thì, những nang trứng này gọi là nang trứng nguyên thủy.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, những nang trứng nguyên thủy tiến triển qua các giai đoạn khác nhau và cứ cách 14 ngày trước khi thấy kinh, có một (đôi khi 2-3) nang trứng tiến triển tới mức chín (trưởng thành), vỡ ra và phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng. Phần còn lại của nang trứng đã mất noãn tạo ra một thể màu vàng gọi là hoàng thể.

Hoàng thể (thể vàng)

Phần còn lại của nang trứng sau khi vỡ và phóng noãn nhanh chóng biến đổi thành hoàng thể mà chức năng là tiết ra các progestin để chuẩn bị cho trứng nếu được thụ tinh.

Bạch thể (thể trắng)

Khi trứng không được thụ tinh; thì hoàng thể thoái hóa thành bạch thể và bị hấp thụ đi trong khoảng 1 năm sau. Hiện tượng lên sẹo này giải thích cho bề mặt lồi lõm của buồng trứng ở những người phụ nữ trong tuổi sinh sản.

2. Cấu tạo của vòi trứng

Vòi trứng với buồng trứng được gọi là “phần phụ” (các bộ phận dính vào) của tử cung. Vòi trứng trung bình dài khoảng 10 cm.

Vòi trứng được chia làm 4 đoạn từ sừng tử cung đi ra như sau:

      • Đoạn kẽ: là đoạn tiếp nối giữa sừng tử cung và vòi trứng; đoạn kẽ chỉ dài khoảng 1 cm và là đoạn hẹp nhất của vòi trứng với đường kính dưới 1mm.
      • Đoạn eo:  dài khoảng 2 cm và thẳng như một sợi thừng đường kính khoảng 1mm.
      • Đoạn bóng: dài khoảng 5 cm  thành vòi mỏng và ngoằn ngoèo, đây có thể nói là đoạn dài nhất của vòi trứng. Đây là đoạn mà trứng và tinh trùng gặp nhau để tạo thành hợp tử.
      • Đoạn loa vòi trứng: dài khoảng 2cm đoạn cuối của nó nở ra với các tua để có thể hứng lấy trứng sau khi rụng. Những tua này luôn quét qua bề mặt của buồng trứng để bắt lấy trứng sau khi rụng và đưa vào trong lòng ống.

Bên trong lòng ống dẫn trứng có một lớp lót gồm những tế bào có nhung mao đan với những tế bào tiết không có nhung mao. Lòng ống dẫn trứng có rất ít hoặc không có lớp dưới niêm mạc.

3. Chức năng của Buồng trứng

Bao gồm chức năng ngoại tiết và nội tiết

Chức năng ngoại tiết của buồng trứng

Hiện tượng vỡ nang và phóng noãn xảy ra sau tuổi dậy thì dẫn đến quá trình hành kinh và thụ thai nếu gặp tinh trùng. Đây là chức năng ngoại tiết. Hiện tượng này trung bình xả ra 1 tháng/ lần và có sự luân phiên của hai bên buồng trứng.

Chức năng nội tiết của buồng trứng

Buồng trứng là tuyến nội tiết của cơ thể, bài tiết 2 hormon sinh dục quan trọng là: estrogen và progesteron

Buồng trứng tiết ra estrogen và progesterone. Estrogen có vai trò hình thành đặc điểm giới tính thứ cấp của nữ ở tuổi dậy thì và cho sự trưởng thành và duy trì các cơ quan sinh dục ở trạng thái chức năng trưởng thành của các cơ quan này. Progesterone tạo sự chuẩn bị cho tử cung mang thai, và tiết sữa ở tuyến vú. Các chức năng của progesterone cùng với estrogen làm thúc đẩy những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong nội mạc tử cung.

Buồng trứng có chức năng quan trọng liên quan tới cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý mà nguyên nhân có thể là do sử dụng thuốc bừa bãi, không đảm bảo vệ sinh phụ khoa hoặc có lối sống không lành mạnh… Việc kiểm tra chức năng của buồng trứng không phải là hoạt động bắt buộc trong mỗi lần khám phụ khoa. Nhưng nếu có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào liên quan tới nội tiết; cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn. Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang