googleb578e89369db4e48.html

Cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng

07:41 - 29/08/2020 Lượt xem: 5822

Vòi trứng hay ống dẫn trứng là một bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Đây là hai ống dài và hẹp nằm ở khoang bụng của phụ nữ. Rất nhiều chị em chưa hiểu rõ ống dẫn trứng là gì? Cấu tạo ống dẫn trứng dài bao nhiêu cm? Việc nắm […]

Vòi trứng hay ống dẫn trứng là một bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Đây là hai ống dài và hẹp nằm ở khoang bụng của phụ nữ. Rất nhiều chị em chưa hiểu rõ ống dẫn trứng là gì? Cấu tạo ống dẫn trứng dài bao nhiêu cm? Việc nắm chắc cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng sẽ giúp bạn có cách chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả nhất!

1. Cấu tạo của ống dẫn trứng

Hình thể ngoài

Ống dẫn trứng có cấu tạo rỗng ruột, hình ống có chiều dài khoảng từ 9 – 12 cm. Gồm 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và phần tử cung.

      • Phễu vòi

Loe ra như cái phễu, có lỗ bụng của vòi trứng. Qua lỗ này, vòi trứng thông với ổ phúc mạc để nhận trứng ở buồng trứng rụng vào vòi. Xung quanh lỗ, phễu vòi có khoảng hơn 10 tua vòi, trong đó có 1 tua dài nhất gọi là tua buồng trứng dính vào đầu vòi của buồng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, nhờ nội tiết tố , các tua này cương lên để chuẩn bị hứng trứng rụng vào vòi trứng.

Khi vòi trứng tắc cả hai bên sẽ gây vô sinh.

      • Bóng vòi

Dài khoảng 7cm, là phần phình ra to nhất của vòi trứng, chạy dọc bờ trước của buồng trứng. Trứng thường thụ tinh ở đoạn này(1/3 ngoài vòi trứng). Sauk hi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển dần vào buồng tử cung để làm tổ. Nếu trứng thụ tinh không di chuyển vào buồng tử cung được mà phát triển ở vòi sẽ gây ra chửa ngoài tử cung, vòi sẽ vỡ gây chảy máu rất nguy hiểm.

Trong thủ thuật triệt sản, người ta thường cắt và thắt vòi trứng ở đoạn này.

      • Eo vòi

ống dẫn trứng

Dài khoảng 3cm, là đoạn hẹp nhất của vòi, đường kính khoảng 1mm, tiếp theo bóng vòi tới dính vào góc tử cung.

Trường hợp chửa vòi trứng, trứng thường hay tắc và làm tổ ở đoạn này.

      • Phần tử cung(đoạn thành)

Dài khoảng 1cm, xẻ vào thành tử cung và thông vào buồng tử cung bởi lỗ tử cung của vòi.

Hình thể trong

Từ ngoài vào trong vòi trứng gồm 3 lớp.

Lớp thanh mạc: là phúc mạc của dây chằng rộng, bọc phía ngoài vòi trứng

Lớp cơ

Lớp niêm mạc. Có nhiều nếp vòi và có nhiều lông chuyển một chiều để đẩy trứng về phía buồng tử cung.

2. Chức năng của Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng có hai nhiệm vụ chính:

      • Là đường di chuyển tự nhiên của trứng và tinh trùng
      • Là nơi tinh trùng đi vào gặp gỡ trứng từ buồng trứng đi ra, nếu gặp nhau sẽ diễn ra sự thụ tinh.

Mỗi tháng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra một số lượng trứng nhất định. Khi trứng rụng sẽ rơi vào ống dẫn trứng để tới tử cung. Trong quá trình di chuyển này, nếu trứng gặp tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng thụ thai. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài dưới dạng kinh nguyệt hàng tháng.

Khác với tinh trùng, trứng không có khả năng tự di chuyển. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ được các tua nhỏ nằm ở đoạn cuối ống dẫn trứng “đẩy” về buồng tử cung, hình thành nên thai nhi. Do đó, nếu ống dẫn trứng không may bị viêm nhiễm, tắc nghẽn vòi trứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng.

Nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Thậm chí trường hợp trứng đã thụ tinh nhưng không thể di chuyển về buồng tử cung để làm tổ sẽ dẫn đến hiện tượng chửa ngoài dạ con rất nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến ống dẫn trứng

Tình trạng ống dẫn trứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chị em cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, nữ giới cũng cần lưu ý phòng tránh các bệnh liên quan đến ống dẫn trứng bằng những biện pháp sau:

      • Cách phòng tránh bệnh viêm nhiễm ống dẫn trứng đơn giản nhất là vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trong những ngày hành kinh. Tránh lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh.
      • Xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
      • Chủ động khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để sớm phát hiện nguy cơ của bệnh, từ đó sớm có lộ trình điều trị phù hợp
      • Nếu chưa sẵn sàng mang thai hoặc đã sinh đủ con, chị em nên thực hiện tốt các biện pháp tránh thai an toàn, tránh việc mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo hút thai không đảm bảo, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý sinh sản về sau.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám phụ khoa tin cậy được nhiều chị em lựa chọn để thăm khám và giải đáp những thắc mắc về vấn đề phụ khoa, thai sản. Để đăng ký khám, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý