Chậm kinh bao lâu thì thai làm tổ thành công?
11:07 - 03/11/2023 Lượt xem: 443 Tác giả: Kim Ngân
Thời gian khoảng 7 ngày chậm kinh là có thể phôi đã có thể vào tử cung và làm tổ. Khi đó các mẹ sẽ có những dấu hiệu đặc trưng do cơ thể thay đổi từ đó dễ dàng nhận biết hơn về sự có mặt của em bé. Cùng tìm hiểu kỹ những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sớm bởi nếu thai làm tổ ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé.
Chậm kinh bao lâu thì thai làm tổ?
Khoảng 6-7 ngày sau khi thụ tinh thai sẽ vào làm tổ tại tử cung
Nếu bạn có chu kỳ kinh đều từ 28-35 ngày, thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tính ngày rụng trứng, tính thời gian thai vào tổ, ... Thông thường, khoảng tầm 2 tuần sau ngày có kinh đầu tiên sẽ đến ngày rụng trứng (đối với chu kỳ 28 ngày).
Khi trứng rụng gặp được tinh trùng thì bắt đầu diễn ra quá trình thụ tinh. Sau khi 6-7 ngày sau khi thụ tinh trứng sẽ bắt đầu vào buồng và tiếp cận niêm mạc tử cung. Sau đó, trứng vùi mình vào niêm mạc và phá vỡ các mạch máu tử cung, tiết HCG vào máu mẹ trong khoảng thời gian 10-11 ngày sau khi thụ tinh.
Tức là thai làm tổ thành công khi vào niêm mạc tử cung nó cũng sẽ gần với thời điểm sắp có kinh. Khi thai vào tổ, có thể bạn sẽ chưa nhận biết được sự trễ kinh, đến khi đến ngày dự kiến mà không thấy có kinh bạn mới biết mình bị chậm.
Phân biệt chậm kinh bình thường và chậm kinh có thai
Chị em thường lo lắng khi bị chậm kinh. Tuy nhiên các bạn cần phân biệt rõ được chậm kinh bình thường và chậm kinh khi có thai bằng những dấu hiệu đặc trưng dưới đây.
- Bầu ngực có cảm giác cương tức nhẹ: Thời kỳ đầu mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến bạn cảm thấy vùng ngực sẽ bị đau nhức, căng cứng và nhạy cảm hơn.
- Mệt mỏi: Khi có bầu hormone progesterol sẽ tăng nhanh chóng góp pâhf gây mệt mỏi cho mẹ bầu.
- Buồn nôn: Khi mang thai có thể xảy ra ốm nghén thường sẽ xuất hiện vào cuối tháng thứ 2.
- Tâm trạng thay đổi: Các chị em khi mang thai hormone thay đổi khiến bạn dẽ xúc động và nhạy cảm một cách bất thường.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Khi có em bé thì lượng máu trong cơ thể thường sẽ tăng lên khiến thận phải hoạt động và lọc nhiều hơn.
- Đầy bụng: Khi mang thai bạn sẽ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu đó là kết quả của sự thay đổi hormone thời kỳ đầu mang thai.
Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần?
Chậm kinh khoảng 10 ngày là thời điểm thai đã làm tổ thành công
Dấu hiệu sớm nhất dễ nhận biết xem thai làm tổ thành công hay chưa chính là bạn bị chậm kinh. Vậy khi bạn chậm kinh được 10 ngày thì tuổi thai là bao nhiều, được tính như thế nào?
Tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, trước khoảng 2 tuần so với thời điểm trứng rụng và 3 tuần thời điển phôi làm tổ ở niêm mạc tử cung. Do đó tổng thời gian mang thai của bạn sẽ kéo dài tầm khoảng 40 tuần tính từ ngày bắt đầu có kinh của chu kỳ cuối. Do đó khi bạn chậm kinh 10 ngày thì thai của bạn được hơn 5 tuần (cách tính này dành cho những
Cách tính tuổi thai theo chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định, kéo dài trong 28-30 ngày thì cách tính tuổi thai.
- Chậm kinh 2 tuần – thai được 6 tuần
- Chậm kinh 3 tuần – thai được 7 tuần
- Chậm kinh 4 tuần – thai được 8 tuần
- Chậm kinh 5 tuần – thai được 9 tuần.
Một số dấu hiệu cho thấy thai làm tổ thành công
Thai làm tổ thành công bạn sẽ xuất hiện những cơn đau bụng và co thắt tử cung
Khi trứng đã di chuyển vào làm tổ ở tử cung thì các mẹ bầu thường gặp những triệu chứng dưới đây:
Chảy máu âm hộ cho thấy thai làm tổ thành công
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất việc thai làm tổ thành công ở trong tử cung hay chưa. Niêm mạc tử cung có lượng mạch máu nhiều, giàu máu và dưỡng chất nên khi thai làm tổ ở tử cung sẽ gây tổn thương tại đó và gây hiện tượng chảy máu âm đạo.
Một số đặc điểm của máu báo thai bạn nên chú ý: màu sắc (hồng nhạt hoặc ngả nâu, lượng ít không nhiều như kinh nguyệt), thời gian chảy máu không liên tục thất thường trong2-3 ngày. Nhiều bạn dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt ngắn ngày.
Đau bụng thông báo thai làm tổ thành công
Khi bạn có những cơn đau xuất hiện ở bụng dưới và lưng và có những cơn đau co thắt tử cung. Những cơn đau này có thể kéo dài từ vài ngày. Những cơn đau thường nhẹ và ít không đau dữ dội. Nếu bạn có những cơn đau kéo dài thì cần đến cơ sửo y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Những thay đổi ở vùng ngực
Bạn cảm thấy vùng ngực căng tức, đau cũng có thể là dấu hiệu thai đã vào tử cung thành công. Nhiều bạn sẽ nhầm lẫn dấu hiệu này với kỳ kinh. Nếu sau 7 ngày chậm kinh bạn thấy xuất hiện dấu hiệu này thì có nghĩa là phôi thai đã được làm tổ tại tử cung.
Xuất hiện những cơn chuột rút thường xuyên hơn
Khi thai đã vào tử cung thì thường sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn chuột rút. Những ngày đầu tiên mẹ thường sẽ bị chuột rút ở vùng bụng và lưng, tuy nhiên những cơn chuột rút này thường nhẹ nhàng chứ không quá căng cứng.
Có những thay đổi về nhiệt độ cơ thể
Khi thai làm tổ thành công thì lượng máu trong cơ thể bắt đầu lưu thông nhanh hơn và kích thích quá trình tạo máu. Các quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng sẽ diễn ra nhanh hơn. Khi đó nhiệt độ cơ thể của thai phụ sẽ tăng cơ thể cảm thấy nong shown và dễ mồ hôi hơn.
Một số dấu hiệu cũng như cách tính tuổi thai nhi để mẹ bầu biết thai đã vào làm tổ trong tử cung hay chưa. Hy vọng bài viết sẽ giúp các chị em có thể dễ nhận biết hơn thông qua những dấu hiệu đặc trưng của cơ thể. Để được thăm khám cũng như chẩn đoán chính xác về thai kỳ các chị hãy đăng ký khám tại phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với các bác sĩ sản khoa hàng đầu. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.