googleb578e89369db4e48.html

Chăm sóc mẹ trước và trong khi mang thai

10:23 - 02/06/2022 Lượt xem: 414 Tác giả: Thu Hoàng

Chăm sóc sức khỏe mẹ trước và trong khi mang thai là một vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Chuẩn bị trước mang thai là tiền đề để em bé sinh ra được thông minh khỏe mạnh.

1. Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai

  • Khám sức khỏe trước khi mang thai

Giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, xem xét tiền sử, bệnh sử của bản thân và gia đình, đồng thời kiểm tra các loại thuốc bạn đang sử dụng có an toàn trong thai kỳ hay không, giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn.

Những phụ nữ đang mắc phải các loại bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai cần thực hiện các biện pháp để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.

Nếu đang có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe để có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, được tư vấn dinh dưỡng phù hợp hay điều trị bệnh cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.

mang thai

  • Chuẩn bị chế độ ăn uống

Bạn cần thức ăn đa dạng giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và khoáng chất để cơ thể dự trữ đủ dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ sắp đến được khỏe mạnh.

Tăng cường trái cây và rau xanh cho bữa ăn mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Canxi (sữa, sữa chua) rất cần thiết.

Protein đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não của thai nhi. Có chứa trong các loại đậu, hạt, trứng ,ngũ cốc nguyên chất …

Cá có chứa Axit béo Omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển não và mắt của thai nhi.

  • Chuẩn bị tinh thần và vật chất:

Hai vợ chồng cần có tâm lý thoải mái, vui vẻ, yêu thương nhau, tránh căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động buồng trứng, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Đồng thời làm giảm tần suất quan hệ vợ chồng dẫn đến giảm khả năng thụ thai.

Cần chuẩn bị tài chính vững vàng để đảm bảo cho việc mua sắm đồ dùng, sinh nở, chăm sóc cho mẹ và bé được tốt nhất.

  • Bổ sung Vitamin và khoáng chất

Mặc dù hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.

  • Tiêm phòng vaccin

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, trước khi mang thai, người mẹ nên được tiêm một số loại vắc - xin cần thiết để bảo vệ người phụ nữ và em bé sau này tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cúm, Sởi - quai bị-rubella, thủy đậu,...

Thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai lý và 3 tháng cuối. Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi tiêm vắc - xin trong thai kỳ cần thiết theo tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám.

  • Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến thai kỳ để chuẩn bị cho quá trình mang thai được tốt nhất bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, lối sống lành mạnh, tập thể dục tăng cường sức khỏe giảm nguy cơ các bệnh như béo phì, tốt cho tim mạch…Không sử dụng chất kích thích (rượu, bia…), không tiếp xúc hóa chất độc hại…

2. Chăm sóc mẹ trong quá trình mang thai

  • Khám thai định kỳ:

- Chậm kinh

- Từ khi có thai đến 12 tuần: 2-3 tuần khám 1 lần

- Từ khi có thai đến thai 30 tuần: mỗi tháng khám một lần.

- Thai trên 30 tuần đến 36 tuần: 2 tuần khám một lần

- Thai trên 36 tuần đến khi sinh: mỗi tuần khám một lần.

Những thai kỳ có vấn đề được hẹn khám dày hơn.

mang thai

  • Chế độ dinh dưỡng và tập luyện

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu muốn mẹ khỏe, con phát triển toàn diện thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Do vậy dù mới mang thai hay mang thai ở giai đoạn nào mẹ bầu cũng cần đảm bảo dinh dưỡng cân đối, đủ chất hàng tháng. Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (Vitamin và khoáng chất, đường, đạm béo), kiêng chất kích thích rượu, bia, café…, kiêng các thực phẩm cay nóng, biến đổi gen…

Vận động, thể dục thể thao: Một chế độ vận động, tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe mẹ bà bé, giảm các nguy cơ biến chứng thai kỳ như tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường,…

Bổ sung vitamin và khoáng chất: Trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng cao, vì sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia quá trình tạo nhân tế bào. Đặc biệt khi bắt đầu thụ thai tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và Acid Folic. Ngoài ra, sắt còn làm cho thai phụ có cảm giác ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng. Nếu thiếu sắt tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai.

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn, cần uống thêm viên sắt / Acid Folic – viên đa vi chất phòng thiếu máu và giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Liều dùng 60mg sắt – 400 mcg Acid Folic mỗi ngày.

Để đặt lịch khám thai quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết