Chẩn đoán và điều trị bệnh lý rau cài răng lược
08:19 - 04/07/2020 Lượt xem: 467
Rau cài răng lược biến chứng sản khoa nguy hiểm đe dọa tính mạng cả mẹ và con. Vì vậy cần được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời bởi những bác sĩ có chuyên môn cao giàu kinh nghiệm. 1. Bệnh lý rau cài răng lược trong thai kỳ Rau cài răng lược […]
Rau cài răng lược biến chứng sản khoa nguy hiểm đe dọa tính mạng cả mẹ và con. Vì vậy cần được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời bởi những bác sĩ có chuyên môn cao giàu kinh nghiệm.
1. Bệnh lý rau cài răng lược trong thai kỳ
Rau cài răng lược là tình trạng nhau thai bám chặt vào thành tử cung hoặc không bong tróc hết khỏi tử cung thậm chí là xâm lấn sang các cơ quan khác như: bàng quan, trực tràng.
Gây ra các biến chứng khó lường: băng huyết, khó cầm máu; phải cắt bỏ một phần trực tràng hoặc bàng quan…thậm chí là tử vong.
Đây cũng là nguyên nhân phải truyền nhiều máu và sản phụ sẽ bị nhiễm trùng hậu phẫu, lỗ dò sau mổ…Nhiều trường hợp sản phụ còn phải cắt bỏ tử cung.
Nguyên nhân bị rau cài răng lược trong quá trình sinh nở chưa được các chuyên gia giải thích. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp rau cài răng lược do lần sinh mổ trước, sản phụ bị nhau thai tiền đạo.
Do nạo phá thai hoặc tác động mạnh đến thành tử cung. Do thói quen hút thuốc lá, u xở tử cung và mang thai ở tuổi ngoài 35.
Để phát hiện rau cài răng lược sớm, sản phụ cần đi khám thai theo và siêu âm theo định kỳ. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ nặng nhẹ và vị trí rau cài răng lược, từ đó có cách xử lý kịp thời.
2. Chẩn đoán nhau cài răng lược qua siêu âm
Siêu âm là biện pháp tốt nhất để sớm phát hiện rau cài răng lược cũng như là tình trạng; mức độ nặng nhẹ của rau cài răng lược nhằm có biện pháp kịp thời cho sản phụ.
Tam cá nguyệt 1:
- Túi thai nằm thấp và làm tổ ở thành trước đoạn dưới tử cung; cơ tử cung đoạn dưới thành trước mỏng so với thành sau.
- Cần phân biệt thai bám vết mổ cũ với thai trong tử cung và thấp: cơ thành trước đoạn dưới tử cung còn nguyên vẹn, bề dày thành trước và thành sau như nhau.
Tam cá nguyệt 2,3:
- Lacunae: bánh nhau có nhiều xoang mạch máu đa hình dạng nên hình ảnh bánh nhau không đồng nhất, có dạng “Moth-eaten”
- Cơ tử cung vùng đoạn dưới VMC mỏng hoặc biến mất và được thay thế bằng các mạch máu mới tân sinh.
- Mất đường echo kém ranh giới giữa cơ tử cung và bánh nhau.
- Thành bàng quang: mất liên tục do sự xâm lấn của các chồi nhau và các mạch máu mới tân sinh.
- Doppler: các dòng chảy với vận tốc cao (alizing) ở trong nhau, cơ tử cung và bàng quang.
3. Xử trí rau cài răng lược
Điều trị và xử trí rau cài răng lược phụ phuộc vào 3 yếu tố chính:
- Trình độ chuyên môn của các y bác sĩ.
- Tình trạng sức khỏe của sản phụ.
- Vị trí và mức độ xâm lấn của bánh rau tại thành tử cung.
Nếu rau cài răng lược xâm lấn đến bàng quang hay trực tràng thì cần phải cắt bỏ một phần để cầm máu.
Để có cách xử lý rau cài răng lược một cách kịp thời và an toàn đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
Nếu không xử trí cẩn thận thì rất nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.
Khi có chẩn đoán chủ đọng trước khi sinh: Phụ thuộc vào mức độ bám của nhau thai hoặc sự xâm lấn sang các vùng lân cận.
Nếu trường hợp nhau thai bám chặt và có hiện tượng xâm lấn; bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên nhai thai và cắt nhau thai cùng tử cung. Vì nếu bóc nhau thai thì có nguy cơ băng huyết nặng, làm tổn thương tử cung và các cơ quan bên cạnh.
Trường hợp rau cài răng lược ít: có thể chỉ cần sinh mổ, lấy phần nhau bong được; phần nhau khó lấy có thể dùng thuốc để bóc dần.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ, mức độ mất máu, tình trạng nhau bám…để tiến hành phẫu thuật.
Đối với một số trường hợp phải cắt bỏ tử cung để tránh nguy hiểm đến sản phụ.
Chính vì vậy, khi đi sinh sản phụ cần lựa chon những cơ sở y tế uy tín; chuyên môn cao để có biên pháp tốt nhất bảo vệ sức khỏe, tính mạng mẹ và bé.