Chẩn đoán và điều trị thủy đậu khi mang thai
02:37 - 02/06/2020 Lượt xem: 592
Thủy đậu ở phụ nữ có thai thường có nhiều biến chứng; đặc biệt là viêm phổi do thủy đậu thường nặng nề và có thể dẫn đến những bất thường bẩm sinh cho con. Vì vậy khi mang thai cần phát hiện và điều trị sớm bệnh thủy đậu để tránh những biến chứng […]
Thủy đậu ở phụ nữ có thai thường có nhiều biến chứng; đặc biệt là viêm phổi do thủy đậu thường nặng nề và có thể dẫn đến những bất thường bẩm sinh cho con. Vì vậy khi mang thai cần phát hiện và điều trị sớm bệnh thủy đậu để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
1. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng.
Nếu có nghi ngờ về chẩn đoán lâm sàng, có thể làm thêm xét nghiệm PCR dịch mụn nước hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang. VZV cũng có thể được nuôi cấy từ dịch mụn nước; mặc dù virus nhân lên chậm và nuôi cấy kém nhạy hơn các kỹ thuật phát hiện trực tiếp.
Xét nghiệm huyết thanh thường không cần thiết để chẩn đoán bệnh thủy đậu ở mẹ và có thể gây nhầm lẫn do các xét nghiệm khác nhau về độ nhạy và độ đặc hiệu.
Chẩn đoán viêm phổi do varicella nên được xem xét khi một phụ nữ mang thai có tổn thương da điển hình; tiếp xúc với nguồn lây và có các triệu chứng hô hấp.
Chẩn đoán trước sinh
Sau khi nhiễm trùng mẹ, nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể được ước tính bằng cách sử dụng xét nghiệm PCR máu; hoặc nước ối thai nhi tìm DNA VZV kết hợp với siêu âm để phát hiện các bất thường của thai nhi.
Xét nghiệm PCR có độ nhạy cao, thực hiện từ tuần 17 -21 thai kì. Siêu âm hình thái thai nên thực hiện năm tuần sau khi nhiễm trùng mẹ; để đánh giá các bất thường của thai nhi phù hợp với hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Siêu âm lặp lại từ 22 đến 24 tuần được chỉ định. Nếu siêu âm lặp lại là bình thường, nguy cơ hội chứng varicella bẩm sinh là rất thấp. Nếu siêu âm cho thấy bằng chứng của hội chứng thủy đậu bẩm sinh; mẹ nên được tư vấn về khả năng mắc bệnh thai nhi.
Chẩn đoán sau sinh
Chẩn đoán hội chứng thủy đậu bẩm sinh dựa vào.
- Tiền sử nhiễm thủy đậu của mẹ trong ba tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ.
- Bất thường thai nhi phù hợp với hội chứng thủy đậu bẩm sinh.
- Bằng chứng nhiễm trùng VZV trong tử cung, dựa vào: xét nghiệm PCR tìm DNA virus ở trẻ sơ sinh; sự hiện diện của kháng thể IgM đặc hiệu VZV trong máu cuống rốn; sự tồn tại của VZV IgG sau bảy tháng tuổi; mắc bệnh zona trong giai đoạn sớm.
6. Điều trị thủy đậu trong thai kỳ
Thủy đậu không biến chứng.
Khuyến cáo điều trị bằng acyclovir đường uống cho tất cả phụ nữ mang thai: 800 mg x 5 lần/ngày x 7 ngày; điều trị bằng acyclovir có hiệu quả nhất trong vòng 24 giờ đầu.
Chưa có nghiên cứu về sử dụng acyclovir đường uống trong điều trị thủy đậu không biến chứng ở phụ nữ mang thai. Mặc dù dữ liệu động vật và dữ liệu quan sát từ phụ nữ có thai lớn không cho thấy khả năng gây quái thai của acyclovir. Một nghiên cứu tiến cứu trên thai kỳ phơi nhiễm acyclovir cho thấy tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh hoặc thay đổi mô hình dị tật bẩm sinh ở 596 trẻ được theo dõi.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược ở người trưởng thành; nam và nữ đánh giá hiệu quả của acyclovir trong vòng 72 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng; cho thấy vết thương ngoài da lành nhanh hơn và thời gian sốt rút ngắn hơn.
Viêm phổi do thủy đậu
Viêm phổi do thủy đậu ở thai kì là một cấp cứu y tế; tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai khi chưa có thuốc kháng virus là 36- 40%. Mặc dù không có thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát acyclovir trong điều trị viêm phổi thủy đậu; dữ liệu quan sát cho thấy tác động có lợi của liệu pháp kháng vi-rút đối với tỷ lệ tử vong của mẹ.
Một nghiên cứu hồi cứu 21 trường hợp viêm phổi; do varicella ở phụ nữ mang thai được điều trị bằng acyclovir; tỷ lệ tử vong là 14%, thấp hơn so với nhóm phụ nữ không được điều trị.
Một nghiên cứu quan sát trên 18 bệnh nhân bị viêm phổi thủy đậu; 12 bệnh nhân trong đó cần đặt nội khí quản và thở máy được điều trị bằng acyclovir, tỷ lệ tử vong là 0%.
Khuyến cáo sử dụng acyclovir tĩnh mạch (10 mg / kg mỗi tám giờ) cho phụ nữ mang thai bị viêm phổi do thủy đậu. Nguy cơ – lợi ích của việc điều trị thủy đậu ở mẹ vượt trội hơn bất kỳ mối lo ngại nào về mặt lý thuyết liên quan đến độc tính của thai nhi; không có mô hình cụ thể của dị tật bẩm sinh được xác định do acyclovir.
Mặc dù acyclovir đi qua nhau thai; chưa có dữ liệu chứng minh thuốc kháng vi rút này có làm giảm nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh hay không.