Chẩn đoán viêm gan B ở phụ nữ mang thai
04:12 - 10/04/2021 Lượt xem: 443
Bệnh viêm gan B dao virus HBV gây ra, có thể di truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Vậy nên việc tầm soát và chẩn đoán viêm gan B là vô cùng cần thiết. 1. Các xét nghiệm viêm gan B và ý nghĩa HbsAg (định lượng) (+): Kháng nguyên bề […]
Bệnh viêm gan B dao virus HBV gây ra, có thể di truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Vậy nên việc tầm soát và chẩn đoán viêm gan B là vô cùng cần thiết.
1. Các xét nghiệm viêm gan B và ý nghĩa
- HbsAg (định lượng) (+): Kháng nguyên bề mặt, phản ánh có nhiễm HBV.
- Anti-HBs (+): Kháng thể của kháng nguyên bề mặt, xuất hiện ở thời gian lui bệnh, khỏi bệnh.
- Anti-HBc (+): Kháng thể của kháng nguyên nhân của HBV, anti-HBc IgM xuất hiện trong đợt cấp, anti-HBc
- IgG xuất hiện trong tổn thương gan mạn tính, xơ gan hoặc trong giai đoạn khỏi bệnh.
- HBeAg (+): Phản ánh tình trạng virus đang nhân lên.
- Anti-HBe (+): Có kháng thể kháng HBeAg.
- HBV DNA (+): Định lượng được khi virus đang nhân lên.
- Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học: ALT, AST, men gan, Bilirubin, Creatinin, Albumin máu, công thức máu, đông máu cơ bản
2. Chẩn đoán viêm gan B cấp tính
Thể vàng da điển hình
– Có tiền sử truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng từ 4 tuần đến 6 tháng.
– Có thể có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, phân bạc màu…
– AST, ALT tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường).
– Bilirubin tăng cao, chủ yếu là bilirubin trực tiếp.
– HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+).
Thể không vàng da
– Có thể có mệt mỏi, chán ăn, đau cơ.
– AST, ALT tăng cao.
– Anti-HBc IgM (+) và HBsAg (+/-).
Thể vàng da kéo dài
– Có các triệu chứng lâm sàng giống như thể điển hình, kèm theo có ngứa. Tình trạng vàng da thường kéo dài trên 6 tuần, có khi 3 – 4 tháng.
– AST, ALT tăng cao.
– Bilirubin tăng cao, chủ yếu là bilirubin trực tiếp.
– HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+).
Thể viêm gan tối cấp
– Người bệnh có biểu hiện suy gan cấp kèm theo các biểu hiện của bệnh lý não gan.
– AST, ALT tăng cao.
– Bilirubin tăng cao, chủ yếu là bilirubin trực tiếp.
– HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+).
– Thời gian đông máu kéo dài, giảm tiểu cầu.
3. Chẩn đoán xác định viêm gan B mạn tính
Lâm sàng
Thời kì ủ bệnh: trung bình 2 – 4 tuần, nhiễm virus xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của thai kì. Trong thời gian ủ bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu. Nếu có chỉ là mệt mỏi chán ăn, buồn nôn hay nôn, dễ nhầm với triệu chứng nghén.
Thời kì phát bệnh: khi có triệu chứng thì bệnh đã nặng, dấu hiệu lâm sàng rõ rệt. Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau vùng gan, hay vùng thượng vị, buồn nôn, sốt.
Nước tiểu ít dần, màu vàng sẫm, vàng da vàng mắt, ngứa toàn thân hay gặp (75%).
Gan to, ấn đau vùng gan.
Cận lâm sàng
– HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và anti-HBc IgG (+).
– AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.
– Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do nguyên căn khác.
4. Điều trị viêm gan B cấp tính và mạn tính cho phụ nữ có thai của Bộ Y tế ban hành năm 2014
Điều trị viêm gan B cấp tính
Chủ yếu là hỗ trợ. Viêm gan B cấp tính không cần sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng
- Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.
- Hạn chế chất béo, giảm muối, kiêng rượu bia và tránh các thuốc chuyển hóa qua gan
- Khi khỏi bệnh viêm gan B cấp tính người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để bảo vệ gan
Điều trị viêm gan B mạn tính cho phụ nữ mang thai:
Trường hợp phụ nữ đang mang thai phát hiện mắc viêm gan B mạn tính:
Nếu có thể trì hoãn điều trị thì trì hoãn kết hợp với theo dõi sát triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.
Nếu phải điều trị: Dùng thuốc TDF
Trường hợp phụ nữ đang điều trị viêm gan B mạn tính và muốn có thai: Nếu đang dùng thuốc ETV thì ngừng thuốc ETV trước khi có thai 2 tháng và chuyển sang dùng thuốc TDF.
Trường hợp phụ nữ đang điều trị viêm gan B mạn tính thì mang thai: Dùng thuốc TDF trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dùng thuốc TDF hoặc LAM.
Nhiễm đồng thời virus viêm gan B và viêm gan C
Điều trị theo phác đồ chuẩn của viêm gan C.
Việc sàng lọc viêm gan B sớm trong quá trình mang thai là điều hết sức cần thiết để bác sĩ cũng như sản phụ nắm bắt được tình hình sức khỏe. Từ đó có hướng chăm sóc và theo dõi phù hợp.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.