Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường theo chuẩn y khoa
11:12 - 09/01/2024 Lượt xem: 241 Tác giả: Thu Hoàng
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường máu xuất hiện trong thời kỳ mang thai và đa số tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, chỉ có một phần nhỏ các phụ nữ đái tháo đường thai kỳ chuyển thành tiểu đường typ 2 sau khi sinh. Để kiểm soát lượng đường trong máu tốt phụ thuốc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và tập luyện của mẹ bầu. dưới đây là một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Một số nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng
Uống nước:
- Duy trì thói quen uống nhiều nước: 2-2,5lit/ngày
- Không sử dụng nước mía và nước dừa, hoa quả thay nước lọc
- Không lạm dụng sữa đậu nành không đường, sữa tươi không đường
Sử dụng chất bột đường:
- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường bột tăng đường đường huyết nhanh như: đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, lượng khô, khoai lang nướng, bột sắn dây, miến dong, xôi, bánh trưng,
- Chất gây tăng đường huyết trong bữa ăn chủ yếu là bột đường, vì vậy cần chú ý khi ăn tinh bột (cơm, bún, phở, ngô, sắn, bánh mỳ, miến, bánh đa, bánh nếp tẻ)
- Nên lựa chọn ngũ cốc xay xát hay gạo nứt thay cho cơm trắng, miến dong.
- Nếu cùng ăn trong bữa chính cần giảm lượng tinh bột khác tương ứng.
- Nên lựa chọn các tinh bột có nhiều xơ sợi để đường máu tăng chậm hơn
Ví dụ: ăn cơm, khoai tốt hơn miến, bánh mỳ, bánh nếp-tẻ
- Không nên ăn tinh bột 1 mình nên ăn kết hợp các thực phẩm khác như rau, chất đạm nạc như thịt lợn nạc, thịt bò, tôm, cá…
Bữa ăn chính cân đối các chất dinh dưỡng cụ thể:
- Ăn ổn định tinh bột.
- Ăn đủ rau 200g/bữa tương đương 1 bát con. Hạn chế các loại rau nhiều đường bột như bí đỏ, cà rốt, chuối xanh, củ cải, nếu sử dụng cần giảm 1/3 miệng bát cơm.
- Hạn chế các chất béo không tốt từ nội tạng động vật, thịt mỡ, da gia cầm, lòng đỏ trứng…các đồ ăn nhanh, xúc xích, lạp xưởng…
- Sử dụng dầu thực vật đúng cách, hạn chế các món chiên rán ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, không dùng dầu thực vật nhiều lần, ưu tiên các món nộm, trộn sa lát và các món chế biến nhiệt độ thấp.
- Ăn đủ đạm đặc biệt đạm có nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt nạc…
- Ăn đa dạng thực phẩm
- Sử dụng trái cây tốt nhất vào giữa buổi
2. Chế độ ăn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
- Tránh ăn bánh kẹo, nước ngọt, mật ong, mía, mứt
- Hạn chế ăn bánh mỳ, bánh chưng, xôi, miến, nước hoa quả ngọt
- Không ăn quá no 1 bữa, chia nhiều bữa nhỏ 5-6 bữa/ ngày, ăn tăng rau, chất xơ
- Hoa quả nên ăn cả múi, miếng, không vắt, ép
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sữa bầu
- Nếu không có tăng huyết áp, phù thì đi bộ 10-15 phút sau ăn 1 giờ
3. Theo dõi đường máu tại nhà
Tự đo đường máu mao mạch hằng ngày tại nhà theo chỉ định bác sĩ và nhớ ghi bảng theo dõi
Mục tiêu đường máu:
- Đường máu đó trước ăn: < 5,3 mmol/l
- Đường máu sau ăn 1h: < 7,8 mmol/l
- Đường máu sau ăn 2h: < 6,7 mmol/l
Nếu đường máu cao mẹ bầu nên đi khám ngay chuyên khoa nội tiết để được tư vấn cụ thể.
Theo dõi cân nặng hàng tuần, nếu sút cân đi khám lại ngay.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ có thể đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để nhận được những thăm khám chẩn đoán chính xác giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.