Chỉ định truyền máu
03:04 - 11/05/2020 Lượt xem: 1423
Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và mức độ mất máu, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu hay các chế phẩm của máu một cách phù hợp nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và được cứu sống. 1. Chỉ định truyền máu Giảm khối lượng tuần hoàn Truyền máu để […]
Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và mức độ mất máu, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu hay các chế phẩm của máu một cách phù hợp nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch và được cứu sống.
1. Chỉ định truyền máu
Giảm khối lượng tuần hoàn
Truyền máu để hồi phục chức năng huyết động, mất máu cấp, chảy máu trong phẫu thuật do giảm khối lượng tuần hoàn kèm theo thiếu máu, thay máu(nhiễm độc…)
Thiếu máu
Hb giảm, truyền máu để duy trì lượng Hb cần thiết cho cơ thể để đảm bảo nhu cầu vận chuyển oxy.
Chỉ định truyền máu không chỉ dựa vào lượng Hb giảm nhiều hay ít mà còn dựa vào thiếu máu cấp hay mạn
Chống chảy máu
Truyền để đưa vào yếu tố đông máu. Chỉ định trong những trường hợp xuất huyết do nguyên nhân tiểu cầu hay huyết tương.
Chống thiếu hụt miễn dịch
Truyền các chế phẩm như bạch cầu hạt, lymphocyte bổ thể, globulin miễn dịch, tế bào nguồn…
Tùy vào mục đích truyền múa của từng bệnh nhân mà ta chọn các chế phẩm thích hợp.
2. Chế phẩm máu
Máu toàn phần
Máu toàn phần truyền trong trường hợp:
Chảy máu cấp, trong phẫu thuật
Sốc do giảm khối lượng tuần hoàn kèm thiếu máu
Thay máu
Khối hồng cầu
Thiếu máu không cần phục hồi thể tích
Thiếu máu mạn tính
Thiếu máu ở người bị bệnh tim, cao huyết áp.
Thiếu máu sau khi điều trị sốc bằng truyền dịch.
Hồng cầu rửa
Tan máu tự miễn (Coombs +), đái HB kịch phát ban đêm.
Có tiền sử không dung nạp thuốc, sốc phản vệ.
Bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch đã tiêm gamma globulin.
Đã truyền máu nhiều lần.
Khối tiểu cầu
Xuất huyết nặng do giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, 1 đơn vị tiểu cầu/5 kg cơ thể nâng tiểu cầu lên 100.000/mm3 sau 1 giờ. 1 đơn vị tiểu cầu là số lượng tiểu cầu lấy từ 500ml máu chứa trong 15-30 ml huyết tương( khoảng 200 tỉ tiểu cầu)
Bạch cầu hạt
Chỉ định khi bạch cầu hạt giảm nặng dưới 500/1mm3 (nhiễm khuẩn huyết, suy tủy kèm nhiễm khuẩn nặng )
Lượng bạch cầu hạt trong 500 ml máu rất thay đổi, tối đa 10 tỉ tùy kĩ thuật tập trung bạch cầu.
Số lượng truyền: Trẻ em cho 1 đơn vị
Huyết tương
Hồi phục khối lượng tuần hoàn không cần nâng Hb
Sốc khi bị bỏng nặng
Cầm máu khi thiếu yếu tố đông máu
Chế phẩm đông máu từ huyết tương
Huyết tương tươi đông lạnh
Chỉ định trong hemophilia A, Willebland. Liều ban đầu 15 ml/kg, sau đó có thể sử dụng lại 10 ml/kg nếu còn bị chảy máu.
PPSB( Prothrombin, Proconvertin, Stuart, yếu tố IX)
1 ml có:
- 25 đơn vị yếu tố II
- 15 đơn vị yếu tố VII
- 15 đơn vị yếu tố X
- 15-40 đơn vị yếu tố IX
Liều dùng 1-2ml/kg hay 20 đơn vị/kg. Chỉ định trong trường hợp:
- Hemophilia B
- Xuất huyết ở trẻ sơ sinh
- Giảm prothrombin
- Suy gan
- Thiếu yếu tố Stuart(X)
Fibrinnogen
Chế phẩm bột hòa tan với glucose, dùng trong trường hợp giảm fibrinogen, đông máu rải rác trong mạch lan tỏa, tiêu sợi huyết cấp. Liều dùng 0,1 g/kg, đường tĩnh mạch.
Albumin
Liều 1-2g/kg/ngày
- Hồi phục khối lượng huyết tương khi sốc
- Điều trị tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh, giảm protein trong bỏng, suy gan, hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng.
- Globulin miễn dịch người: Dùng trong trường hợp giảm gamma globulin, phòng bệnh.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ định truyền máu. Để xét nghiệm xem bạn có bị thiếu máu hay không? cũng như tình trạng sức khỏe như thế nào? bạn truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.