googleb578e89369db4e48.html

Chỉ số Apgar và vai trò trong hồi sức sơ sinh

10:02 - 09/12/2024 Lượt xem: 21 Tác giả: Thanh Nga

Kiểm tra chỉ số Apgar là phương pháp đánh giá sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay khi vừa mới chào đời dựa trên 5 yếu tố. Hệ thống tính điểm Apgar bao gồm những gì và điểm số bao nhiêu được coi là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

1. Tìm hiểu về chỉ số Apgar

Chỉ số Apgar bắt đầu xuất hiện năm 1952 và được lấy theo tên của bác sĩ gây mê Virginia Apgar - người đã phát minh ra nó.

Đây được coi như một bài kiểm tra đánh giá sức khỏe tổng thể nhằm giúp bác sĩ xác định xem trẻ có cần can thiệp y tế ngay lập tức hay không, từ đó kịp thời xử trí các trường hợp khẩn cấp, ngăn ngừa tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh.

Chỉ số apgar được đo lường vào hai thời điểm: 1 phút và 5 phút sau khi trẻ chào đời và cho ra kết quả Apgar 1 phút và Apgar 5 phút. Apgar được tính dựa trên sự theo dõi 5 yếu tố: Appearance – màu da, Pulse – nhịp tim, Grimace – phản xạ, Activity – trương lực cơ, Respiration – hô hấp với thang điểm từ 0-2 cho mỗi yếu tố. Do đó chỉ số apgar cho kết quả tối đa là 10 điểm. 

Tuy nhiên, do được đánh giá qua cảm nhận và quan sát bằng mắt thường nên chỉ số này chỉ mang tính chất tương đối và đánh giá sơ bộ về sức khoẻ của trẻ sơ sinh.

apgar, chỉ số apgar, hồi sức sơ sinh, sơ sinh

2. Thang điểm Apgar chi tiết

 

 

0 điểm

1 điểm

2 điểm

Nhịp tim

Mất nhịp tim

< 100 lần/phút

> 100 lần/phút

Màu da

Nhợt nhạt, tím tái toàn thân

Nhợt nhạt đầu chi, thân hồng hào 

Toàn thân hồng hào

Phản xạ kích thích

Không đáp ứng

Đáp ứng yếu, nhăn mặt

Đáp ứng tốt, cử động tứ chi

Trương lực cơ

Không

Cử động yếu, tay chân có thể co lại

Hoạt động tay chân tích cực

Hô hấp

Không thở

Thở không đều, thở nông, hổn hển, khóc yếu 

Hô hấp tốt, thở mạnh, đều, khóc to

 

Thông thường, trong 1 phút đầu những em bé khỏe mạnh sẽ đạt trên 7 điểm và rất hiếm có trường hợp nào đạt 10 điểm do trẻ sau sinh thường gặp phải tình trạng tím tái thoáng qua.

  • Những trẻ có chỉ số từ 4-6 được xem là tình trạng ngạt nhẹ cần được hồi sức sơ sinh.
  • Nếu chỉ số Apgar thấp hơn 4 thì được xác định là tình trạng ngạt nặng, trẻ cần nhanh chóng được hồi sức tích cực.
  • Chỉ số apgar dưới 3 điểm tại nhiều lần đánh giá cho thấy dấu hiệu nguy cơ về khả năng tổn thương thần kinh lâu dài ở trẻ.

Ở chỉ số Apgar 5 phút, nếu điểm số vẫn dưới 7, bé sẽ tiếp tục cần theo dõi và kiểm tra thêm sau mỗi 5 phút trong vòng 20 phút ( Apgar 10, 15, 20 phút).

Một số trường hợp sơ sinh có Apgar thấp như: trẻ sinh non, trẻ có dị tật bẩm sinh hoặc trải qua quá trình sinh nở khó khăn.

Cũng cần lưu ý rằng, tiêu chí quan trọng hàng đầu là Nhịp tim, do đó, cần được theo dõi đầu tiên. Nếu không thấy nhịp tim, không cần xem xét đến các yếu tố khác mà thực hiện hồi sức ngay để tránh diễn biến xấu.

 

Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu? 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.



Bài viết liên quan

Hội chứng hít nước ối phân su ở trẻ sơ sinh - những điều mẹ cần biết
Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú