Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì?
01:51 - 04/06/2020 Lượt xem: 563
GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng cùng với hai loại men khác là AST và ALT. Khi chỉ số GGT tăng chứng tỏ lá gan đang gặp vấn đề. Bài viết dưới đây là những trường hợp tăng chỉ số GGT và lời khuyên để kiểm soát chỉ số này trong ngưỡng an […]
GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng cùng với hai loại men khác là AST và ALT. Khi chỉ số GGT tăng chứng tỏ lá gan đang gặp vấn đề. Bài viết dưới đây là những trường hợp tăng chỉ số GGT và lời khuyên để kiểm soát chỉ số này trong ngưỡng an toàn.
1. Chỉ số GGT là gì?
GGT là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan như thận, lá lách, gan và tuyến tụy. Tuy nhiên, gan là nguồn gốc chính của GGT trong máu.
Xét nghiệm GGT (Gamma-Glutamyl Transferase) là một xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá chẩn đoán những tổn thương trong gan. Xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định khi cơ thể có một số biểu hiện như: mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon; vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng; đau tức hạ sườn phải; dễ bị dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt…
Chỉ số GGT mức bình thường vào khoảng dưới 60 UI/L (nam 11-50 UI/L, nữ 07-32 UI/L)
2. Chỉ số GGT tăng trong trường hợp nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới GGT tăng cao như:
Viêm gan do thuốc
Như lạm dụng một số thuốc gây tổn thương gan
Các bệnh lý gan mật
- Do rượu: viêm gan do rượu GGT tăng trung bình > 3.5 lần giới hạn bình thường.
- Viêm gan nhiễm trùng: viêm gan A, B, D…
- Viêm gan cấp: GGT tăng thường kém rõ rệt hơn so với các enzym khác.
- Viêm gan mãn hoạt động: tăng cao hơn so với trong viêm gan cấp (trung bình >7 lần mức giới hạn bình thường cao) và tăng nhiều hơn so với mức tăng AST, ALT. Viêm gan mãn không hoạt động: có thể đây là enzyme duy nhất tiếp tục tăng hoạt tính trong khi các enzyme khác trở về giá trị bình thường.
- Xơ gan: trong trường hợp không tiến triển, giá trị GGT trung bình tăng ít hơn so với mức tăng trong viêm gan mạn (<= 4 lần giới hạn bình thường cao).
- Các xâm nhiễm gan: tăng lipid máu…
- Apxe, kén sán lá gan, lao, bệnh lý gây ứ mật: GGT tăng trung bình > 5 lần giới hạn bình thường cao.
- Xơ gan do mật tiên phát: GGT tăng > 13 lần giới hạn bình thường cao.
- Viêm đường mật xơ hóa, ứ mật, ung thư biểu mô đường mật…
3. Làm sao để kiểm soát chỉ số GGT
Khi có chỉ số GGT cao bạn cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân; tuân thủ điều trị và cần thực hiện một số lời khuyên sau:
Thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn
Khi men gan GGT tăng cao các bạn cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm sinh hóa khác để có thể nhận định được đầy đủ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Nhằm có biện pháp kiểm soát đúng đắn. Sau khi nhận định được nguyên nhân cụ thể; thì các bạn nên có biện pháp điều trị thích hợp để thay đổi GGT và cải thiện chức năng gan.
Thực hiện chế độ ăn hợp lý
– Nếu viêm gan do rượu, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn. Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến các bộ phận của cơ thể đặc biệt là gan – nơi thường xuyên phải giải trừ độc tố. Chế độ ăn uống ngập tràn rượu bia, không đúng giờ giấc… Sẽ làm chức năng gan suy giảm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho gan.
– Đồ ăn cho người bệnh nhân men gan tăng cao cần phải thanh đạm, chứa ít dầu mỡ. Tốt nhất nên ăn bằng các món ăn luộc hấp thay thế cho các món xào, chiên nhiều dầu mỡ. Nên dùng đủ chất trong bữa ăn hàng ngày của bản thân, không nên kiêng khem quá nhiều đồ ăn để tránh việc thiếu chất, thiếu dinh dưỡng cho cơ thể.
– Tích cực dùng nhiều rau xanh, chất đạm để tăng cường dưỡng chất cho gan và sức khỏe giúp việc cải thiện chức năng gan tốt hơn. Lưu ý rằng các bạn nên cân đối dưỡng chất trong cơ thể để chức năng gan cũng như sức khỏe được cải thiện chứ không phải nhịn ăn, nhịn uống như nhiều người vẫn nghĩ.
Sử dụng thuốc và nghỉ ngơi theo hướng dẫn
Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh.
Không nên tự ý mua các loại thuốc Nam hay thuốc Ðông y theo lời truyền miệng. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học hoặc chưa có bằng chứng rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại; làm bệnh gan thêm trầm trọng hoặc không thể cứu chữa.
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm những công việc căng thẳng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc tái tạo gan. Tập thể dục thể thao thể có được tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Vì thế cũng tạo những tín hiệu tích cực cho gan và từ đó tăng hiệu quả chữa bệnh.
Việc kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những thay đổi của chức năng gan. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều chỉnh giúp cho gan của bạn nhanh được phục hồi. Để đăng ký làm xét nghiệm máu tại địa chỉ số 43 Nguyễn Khang – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội bạn có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang