Chỉ số glucose trong xét nghiệm nước tiểu
14:38 - 19/08/2021 Lượt xem: 1890 Tác giả: Thanh Nga
Trong suốt thai kỳ, một trong những xét nghiệm được thường xuyên thực hiện và quan trọng không thể bỏ qua là xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Có rất nhiều chỉ số trong nước tiểu được quan tâm trong đó có chỉ số glucose (nồng độ đường) trong nước tiểu.
Tại sao chỉ số glucose lại được chú trọng đến vậy? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cách thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Mang thai là quãng thời gian kỳ diệu bởi bạn đang nuôi dưỡng một mầm sống trong cơ thể. Để đảm bảo quá trình này được diễn ra an toàn, thuận lợi, các bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định đối với mẹ bầu. Mỗi lần đi khám thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm nước tiểu khi mang thai, đây được cho là cách chuẩn xác để phát hiện những yếu tố nguy cơ trong thai kỳ.
Cách thực hiện như sau:
Điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn bạn lấy mẫu nước tiểu theo cách sau:
- Bạn sẽ được phát một lọ đựng mẫu nước tiểu có nắp tại phòng khám hoặc phòng xét nghiệm.
- Rửa tay sạch trước khi lấy mẫu.
- Dùng khăn ướt lau sạch vùng âm hộ
- Tiểu một lượng nhỏ nước tiểu đầu dòng vào bồn tiểu để làm sạch đường tiểu. Sau đó đưa cốc vào dòng tiểu để lấy nước tiểu giữa dòng. Bạn chỉ cần lấy khoảng nửa cốc. Đóng nắp và không chạm vào phía trong thành lọ.
- Chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm. Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ dùng que thử để thử, và chuyển kết quả cho bạn sau vài phút.
Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể để mẹ bầu có chế độ thăm khám phù hợp đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.
2. Ý nghĩa của chỉ số glucose niệu
Glucose là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi lượng đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
- Chỉ số glucose cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
- Nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi làm xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các triệu chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.
3. Chỉ số glucose niệu tăng cao khi mang thai nói lên điều gì?
Ngay cả khi kết quả Glucose trong nước tiểu của bạn cao bất thường thì cũng chưa thể kết luận bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Bởi xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính giả trong trường hợp mẹ bầu ăn no hoặc uống nước ngọt, ăn đồ ngọt trước khi xét nghiệm. Nên mẹ bầu cần theo dõi thêm hoặc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm để xác định xem bản thân có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Nhưng nếu khi mang thai, chỉ số đường trong máu cao kết hợp với chỉ số đường trong nước tiểu sẽ cho mẹ bầu biết được bản thân đang bị tiểu đường thai kỳ (sẽ tự hết sau sinh nếu mẹ bầu có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp và trước đó mẹ bầu không bị tiểu đường thai kỳ).
Mẹ bầu cũng hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh nếu mẹ kiểm soát tốt nồng độ glucose khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhưng nếu suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu không kiểm soát tốt nồng độ glucose sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi sinh.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.