Chỉ số HbA1c là gì?
02:01 - 23/06/2020 Lượt xem: 1142
Với những trường trường hợp kiểm tra đường huyết, hay trong những lần theo dõi chỉ số đường. Bác sĩ thường chỉ định làm HbA1c. Nhưng chỉ số HbA1c là gì không phải ai cũng biết. 1. Chỉ số HbA1c là gì? HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường […]
Với những trường trường hợp kiểm tra đường huyết, hay trong những lần theo dõi chỉ số đường. Bác sĩ thường chỉ định làm HbA1c. Nhưng chỉ số HbA1c là gì không phải ai cũng biết.
1. Chỉ số HbA1c là gì?
HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể.
Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống của hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.
2. Ý nghĩa giá trị của chỉ số HbA1c
- Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.
- Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.
- Khi HbA1c < 6.5% cho thấy bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.
- Khi HbA1c > 6.5% chứng tỏ bạn đang kiểm soát đường huyết kém.
3. Khi nào cần phải làm xét nghiệm HbA1c
HbA1c được chỉ định để chẩn đoán và kiểm soát hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Theo dõi sự tuân thủ điều trị và mức độ kiểm soát glucose máu trong khoảng thời gian dài ở bệnh nhân ĐTĐ. Dự kiến sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng vi mạch do ĐTĐ.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c < 6.5% có nghĩa đường máu của bạn đang được kiểm soát tốt, điều này có nghĩa có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận, tim mạch và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.
Chỉ số HbA1c có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường (Hiệp hội đái tháo đường hoa kỳ).
4. HbA1c tăng cao trong các trường hợp:
– Tăng nồng độ glucose máu.
– Bệnh nhân ĐTĐ mới được chẩn đoán. Bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát kém.
– Suy thận mạn. Thiếu máu, thiếu sắt. Nghiện rượu.
– Ngộ độc chì và opi.
5. HbA1c giảm trong các trường hợp:
– Mất máu mạn tính.
– Thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn: thiếu máu tan máu, hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình liềm. Bệnh thalassemia.
– Sau truyền máu.
– Sau cắt lách.
– Sau khi dùng liều lớn vitamin C hoặc E.
– Có thai
Đối với phụ nữ có thai, việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học là điều cức kỳ quan trọng. Giúp duy trì một sức khỏe tốt, đồng thời giảm những nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ. Khi kiểm tra chỉ số HbA1c, cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để đăng ký khám thai và quản lý thai nghén tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang