googleb578e89369db4e48.html

Chỉ số Protein trong xét nghiệm máu là gì

02:36 - 02/07/2020 Lượt xem: 1016

Bên cạnh việc xét nghiệm chỉ số Albumin, xét nghiệm protein máu là chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh lý gan, thận và một số bệnh lý khác. 1. Protein máu là gì? Protein toàn phần trong máu gồm có 3 thành phần chính đó là albumin, globulin và fibrinogen. là những protein […]

Bên cạnh việc xét nghiệm chỉ số Albumin, xét nghiệm protein máu là chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh lý gan, thận và một số bệnh lý khác.

1. Protein máu là gì?

Protein toàn phần trong máu gồm có 3 thành phần chính đó là albumin, globulin và fibrinogen. là những protein có trong huyết tương có chức năng vô cùng quan trọng. Protein được cấu tạo từ hơn 20 loại acid amin, là thành phần tham gia cấu tạo nên các mô, tế bào, giúp cho cơ thể tăng trưởng và phát triển.

Ở người bình thường protein huyết tương giao động trong khoảng từ 60 đến 80 g/l, trong đó albumin là từ 38 đến 54 g/l và globulin từ 26 đến 42 g/l.

2. Vai trò của protein đối với cơ thể

– Tham gia cấu tạo nên cơ thể.

– Tạo ra áp lực keo giúp cơ thể thực hiện quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước.

– Đặc biệt protein còn là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể: globulin là yếu tố miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó fibrinogen còn tham gia vào quá trình đông máu giúp cầm máu khi bị xây xước, chấn thương.

– Không chỉ vận chuyển hormon và các enzym, protein còn làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc như thuốc kháng sinh, coumarin, salicylate, thuốc ngủ…

– Ngoài ra protein còn tham gia thành phần hệ thống đệm góp phần giữ cân bằng pH cho máu.

3. Vai trò cụ thể của 3 thành phần protein máu

Vai trò cụ thể của 3 thành phần protein máu

– Trong máu, albumin huyết thanh chiếm 55% protein. Và là một đóng góp chính để duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương; hỗ trợ trong việc vận chuyển lipit và hormone steroid.

– Globulin chiếm 38% protein và vận chuyển ion; kích thích tố và chất béo hỗ trợ chức năng miễn dịch.

– Fibrinogen bao gồm 7% protein trong máu; chuyển đổi fibrinogen thành fibrin không hòa tan là điều cần thiết cho việc đông máu.

4. Ý nghĩa xét nghiệm protein máu

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần; albumin huyết tương có ý nghĩa để đánh giá chức năng tổng hợp của gan. Bên cạnh đó, việc định lượng protein trong máu còn giúp ta đánh giá được nhiều tình trạng bệnh tật khác khi giá trị xét nghiệm có sự tăng hoặc giảm.

Protein máu giảm trong các trường hợp sau:

      • Giảm cung cấp protein cho cơ thể: Suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu…
      • Bệnh lý gây giảm sản xuất protein: Bệnh lý gây giảm chức năng gan như xơ gan, viêm gan mạn…
      • Các bệnh lý về thận gây mất protein ra bên ngoài qua nước tiểu như: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn; suy dinh dưỡng, suy kiệt do ung thư, viêm gan mạn, xơ gan.
      • Các bệnh lý gây tăng việc sử dụng protein: đái tháo đường giai đoạn muộn, ung thư…

Nồng độ protein máu tăng trong các trường hợp: đa u tuỷ xương, u tương bào.

Phụ nữ mang thai cần kiểm tra chỉ số Protein cũng như chỉ số men gan định kỳ theo hướng dẫn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Giúp duy trì sức khỏe của gan trong quá trình mang thai. Để được tư vấn và quản lý thai kỹ hơn tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang; mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang