googleb578e89369db4e48.html

Chỉ số Triglyceride cao nguy hiểm với cơ thể như thế nào?

08:03 - 07/06/2020 Lượt xem: 497

Triglyceride là chỉ số mỡ máu quan trọng của cơ thể. Nhưng do chế độ ăn uống và vận động không hợp lý dẫn tới chỉ số này tăng cao. Bài viết dưới đây là những ảnh hưởng của chỉ số Triglycerid đối với cơ thể và  cách để làm giảm chỉ số này về […]

Triglyceride là chỉ số mỡ máu quan trọng của cơ thể. Nhưng do chế độ ăn uống và vận động không hợp lý dẫn tới chỉ số này tăng cao. Bài viết dưới đây là những ảnh hưởng của chỉ số Triglycerid đối với cơ thể và  cách để làm giảm chỉ số này về ngưỡng anh toàn.

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride là chất béo trung tính được tìm thấy trong máu. Chúng là chất hóa học được cơ thể hấp thu và chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất.

Triglyceride là dạng chất béo phổ biến nhất trong cơ thể. Chúng là thành phần chính trong dầu thực vật và chất béo động vật.

2. Ảnh hưởng của tăng Triglyceride đối với cơ thể

Triglyceride và bệnh tiểu đường type 2

Triglyceride cao làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Triglyceride cao là một phần của tình trạng gọi là hội chứng chuyển hóa. Bao gồm tăng huyết áp, tăng mỡ bụng, HDL thấp và tăng đường huyết. Nếu chất béo này cao kết hợp với hai trong số các điều kiện vừa kể sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 đến 5 lần.

Triglyceride và bệnh tim

Chỉ số Triglyceride cao kết hợp với hai điều kiện của hội chứng chuyển hóa khác sẽ làm tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc bệnh tim. Những người trẻ tuổi bị mỡ máu Triglyceride cao; có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với những người có chỉ số chất béo trung tính bình thường.

Lượng chất béo cao tích tụ bên trong các mạch máu mang oxy đến các cơ tim, hình thành mảng bám và ngăn chặn dòng chảy của máu đến tim, gây các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Triglyceride và đột quỵ

Đột quỵ là tổn thương não do sự giảm cung cấp máu đột ngột đến các tế bào não. Tăng Triglyceride có thể gây hạn chế lưu lượng máu cung cấp cho não của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, đối với phụ nữ lớn tuổi, mức chất béo trung tính cao là yếu tố nguy cơ số một gây ra đột quỵ.

Triglyceride và gan

Triglyceride cao là một trong những nguyên nhân gây tình trạng gan nhiễm mỡ – nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan mãn tính. Dễ dẫn tới xơ gan, ung thư gan và suy gan, đe dọa đến tính mạng.

Triglyceride và viêm tụy

Ảnh hưởng của Triglyceride đối với cơ thể

Tuyến tụy là cơ quan quan trọng ở trên bên trái của bụng. Nó tạo ra các loại men tiêu hóa cần thiết giúp hấp thụ thức ăn. Triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy. Điều này gây ra đau bụng dữ dội, nôn mửa và sốt. Nếu men tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài tuyến tụy, nó có thể đe dọa đến tính mạng.

Triglyceride và chứng mất trí nhớ

Mất trí nhớ có nghĩa là mất chức năng não. Nó có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, ngôn ngữ và hành vi. Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng, chất béo trung tính cao có thể làm tổn thương các mạch máu bên trong não, ảnh hưởng tới trí nhớ người mắc.

3. Cách làm giảm lượng mỡ máu trung tính

Giảm cân

Lượng calo nạp vào hàng ngày nếu lớn hơn lượng calo tiêu thụ, cơ thể sẽ chuyển hóa calo thừa thành Triglyceride

Việc giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể cũng có thể giảm lượng Triglyceride trong máu xuống 40 mg/dL (0.45mmol/L)

Hạn chế tiêu thụ đường

Làm sao để giảm chỉ số mỡ máu Triglyceride
Hạn chế ăn đường sẽ làm giảm chỉ số mỡ máu

Đường là thành phần ăn quan trọng của nhiều người. Khi ăn quá nhiều đường sẽ hình thành và gia tăng chất béo trung tính làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và tim mạch.

Bổ sung nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt là một cách hiệu quả để tăng chất dinh dưỡng, đồng thời giảm lượng calo.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một chế độ ăn tốt cho tim và bổ máu bao gồm việc giảm lượng muối, ngũ cốc tinh chế, đường, những thực phẩm giàu chất béo rắn thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa như sữa nguyên kem, thịt đỏ, trứng và một số loại dầu như dừa, dầu cọ.

Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng nồng độ triglycerid. Vì vậy nên ít tiêu thụ loại thực phẩm chứa chất béo này. Thay vì thế, hãy sử dụng omega – 3 có trong dầu gan cá tuyết, cá nước lạnh như cá hồi và cá mòi và hạt lanh là cách để thêm chất béo không bão hòa.

Thức uống cũng có một đóng góp lớn đến lượng carbohydrat tổng thể. Nước trái cây, nước ngọt và đồ uống có đường khác là một số trong những nguồn chính bổ sung đường trong chế độ ăn.

Hạn chế sử dụng rượu

Rượu cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ triglycerid ở một số người. Trong những người có mức triglycerid cao, tránh uống rượu là một bước hữu ích để làm giảm triglycerid.

Tăng cường vận động

Cách giảm mỡ máu Triglyceride

Hoạt động thể chất cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng triglycerid máu. Khi cơ thể hoạt động, calo bị đốt cháy cũng như nhiều triglycerid từ bên trong cơ thể đang được sử dụng, bất kỳ hoạt động thể chất nào đốt cháy năng lượng cơ thể cũng đều có lợi nhưng mức độ khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.

Đối với phụ nữ mang thai, chỉ số Triglyceride tăng cao còn có nguy cơ lớn đối với bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Việc khám thai, thực hiện xét nghiệm máu định kỳ là cách để bác sĩ và mẹ bầu kiểm soát chỉ số này. Để đăng kỳ khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang