googleb578e89369db4e48.html

Chỉ số xét nghiệm máu MCHC là gì?

08:40 - 18/06/2020 Lượt xem: 645

Có người từng nói, chỉ số xét nghiệm máu MCHC có thể giúp chẩn đoán chứng rối loạn máu và đánh giá lượng sắt trong cơ thể. Một số người khác cho biết MCHC giúp đánh giá nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu. Vậy quan điểm trên có đúng không? Và chỉ […]

Có người từng nói, chỉ số xét nghiệm máu MCHC có thể giúp chẩn đoán chứng rối loạn máu và đánh giá lượng sắt trong cơ thể. Một số người khác cho biết MCHC giúp đánh giá nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu. Vậy quan điểm trên có đúng không? Và chỉ số MCHC tăng, giảm có ý nghĩa như thế nào đến sức khỏe của bạn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Chỉ số xét nghiệm máu MCHC là gì?

MCHC tên đầy đủ là Mean corpuscular Hemoglobin Concentration (nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu), đây là lượng hemoglobin trung bình trên mỗi tế bào hồng cầu, tương ứng với kích thước của tế bào. Hiểu một cách đơn giản hơn thì MCHC chính là nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu, nó cho biết có bao nhiêu phần trăm tế bào máu của bạn được tạo thành từ hemoglobin.

Chỉ số MCHC được đánh giá thông qua xét nghiệm công thức máu toàn phần. Chúng được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit có trong máu. Chỉ số MCHC đánh giá nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu, từ đó có thể giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý về máu trong đó có chứng rối loạn đông máu, thiếu máu do thiếu sắt hoặc một số bệnh lý khác về máu.

Chỉ số MCHC bình thường: 316 – 372 g/L

Nếu chỉ số MCHC nằm ngoài giới hạn cho phép này, bạn cần lưu ý để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Chỉ số xét nghiệm máu MCHC

2. Chỉ số MCHC thấp

Chỉ số MCHC thấp: Nồng độ hemoglobin trung bình (MCHC) thấp có thể gây ra chứng giảm sắc tố (hypochromia) hoặc tế bào hồng cầu nhạt hơn, bệnh thiếu máu (do thiếu sắt, Thalassemia, thiếu máu nhược sắc,..)

      • Thiếu máu thiếu sắt

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho chỉ số MCHC thấp là người bệnh bị thiếu máu thiếu sắt. Sắt chính là nguyên tố cần thiết để sản xuất ra hemoglobin, vì vậy nếu bạn thiếu sắt, hemoglobin sẽ được sản xuất ít hơn cho mỗi tế bào hồng cầu, khi đó kết quả xét nghiệm máu sẽ phản ánh chỉ số MCHC thấp hơn bình thường.

      • Bệnh Thalassemia

Bệnh thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường. Bệnh nhân mắc bệnh alpha và beta-thalassemia có MCHC thấp hơn so với người khỏe mạnh bình thường.

      • Chứng Tăng Hồng cầu lưới

Đây là chứng tế bào hồng cầu chưa trưởng thành giúp tăng hồng cầu lưới xảy ra khi có một lượng hồng cầu lưới cao trong máu vì các hồng cầu lưới có ít hemoglobin trong mỗi tế bào hơn so với kích thước bình thường của tế bào hồng cầu trưởng thành, chúng có thể làm giảm tổng thể MCHC của bạn.

      • Nhiễm Trùng

Nhiều loại nhiễm trùng khác nhau cũng có thể làm giảm chỉ số MCHC, chẳng hạn như: Giun móc, Pylori, bệnh lao, HIV, nhiễm trùng gây viêm,…

Chỉ số xét nghiệm máu MCHC

3. Hậu quả của MCHC thấp

      • MCHC thấp có liên quan đến trầm cảm

Thiếu hemoglobin và trầm cảm có cùng một số triệu chứng và thường xảy ra ở cùng một bệnh nhân.

Phụ nữ có MCHC thấp có nguy cơ phát triển các triệu chứng trầm cảm cao hơn và triệu chứng trầm cảm là yếu tố dự báo tốt hơn so với nồng độ hemoglobin thấp.

      • MCHC thấp làm tăng nguy cơ tử vong

MCHC thấp có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn ở bệnh nhân đau tim.

Cách tăng MCHC: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Để ngăn ngừa thiếu chất dinh dưỡng, điều quan trọng là chế độ ăn uống của bạn có chứa đủ lượng chất sắt được khuyến nghị. Nếu bạn bị thiếu sắt, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt bao gồm gan, thịt, cá và trứng.

Giảm lượng trà và cà phê bạn uống. Những thứ này có thể làm giảm nồng độ hemoglobin bằng cách giảm sự hấp thu sắt vào cơ thể.

4. Chỉ số MCHC cao khi nào?

Chỉ số xét nghiệm máu MCHC tăng trong trường hợp thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, hay sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh, thiếu Vitamin,..

      • Thiếu Vitamin

Thiếu vitamin B12 làm tăng MCHC. Lý do là vì thiếu B12 có thể làm giảm các tế bào hồng cầu, nhưng không làm giảm huyết sắc tố.

      • Tan Máu

Tan máu là các tế bào hồng cầu bị vỡ hoặc phá hủy. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng MCHC. Điều này là do các tế bào hồng cầu đang giảm, trong khi hemoglobin tương đối không thay đổi.

      • Hereditary Spherocytosis

Hereditary Spherocytosis (HS) là một tình trạng với các tế bào hồng cầu bị phá hủy và vàng da. Trong quá trình HS, các tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng, thay vì hình đĩa 2 mặt như bình thường thì nay là hình cầu và MCHC tăng lên. Bệnh nhân Hereditary Spherocytosis có MCHC cao hơn đáng kể so với người khỏe mạnh.

      • Agglutinin Lạnh

Agglutinin lạnh là tình trạng kháng thể làm cho các tế bào hồng cầu kết tụ lại với nhau. Các kháng thể lạnh làm tăng MCHC.

5. Cách để giảm MCHC

      • Chế Độ Ăn

Bạn nên tăng lượng thức ăn giàu thực phẩm giàu vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như thịt bao gồm thịt gà, gà tây, thịt cừu, thịt bò và gan lợn.

      • Điều chỉnh lối sống

Uống rượu có thể làm giảm mức B12. Tránh uống rượu nếu MCHC của bạn cao do thiếu vitamin B12.

Hút thuốc (nicotine) cũng có thể làm giảm mức B12.

      • Bổ Sung

Nếu bạn bị thiếu vitamin B12 hoặc folate, việc bổ sung có thể làm tăng mức vitamin của bạn. Nó cũng có thể giúp điều trị thiếu máu do thiếu hụt megaloblastic.

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, để chỉ số MCHC ở mức bình thường việc cần thiết bạn nên làm là đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân, và căn cứ vào đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Để đăng ký khám và xét nghiệm, bạn có thể truy cập vào Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang