Chiều dài xương mũi và ý nghĩa quan trọng trong đánh giá dị tật thai
08:06 - 15/12/2020 Lượt xem: 1745
Chiều dài xương mũi của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ là một trong những chỉ số được chú ý đặc biệt. Chỉ số này là một trong các yếu tố giúp bác sĩ đánh giá được sự phát triển của em bé trong bụng có ổn hay không. Đánh giá nguy cơ dị tật đặc biệt là hội chứng Down.
1. Xương mũi được đo vào thời điểm nào
Thời điểm thích hợp nhất để đo xương mũi thai nhi thường bắt đầu vào tuần thứ 12 của thai kì và sẽ được bác sĩ đo xuyên suốt cho đến tận quý 3 tức tuần thai thứ 28-32. Mỗi mốc đo đều có ý nghĩa riêng và quan trọng như nhau; do vậy các mẹ cần đến khám và siêu âm theo đúng lịch hẹn của Bác sĩ.
Giai đoạn 1: Đo trong Quý I (tuần 12) của thai kì
– Trong giai đoạn này, bác sĩ chỉ đánh giá thai nhi có xương mũi hay không và chưa quan tâm đến chiều dài xương mũi. Nếu thai nhi không có xương mũi thì thai nhi được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc bệnh Down.
Nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng; vì giai đoạn này vẫn còn khá sớm để kết luận tình trạng của trẻ; thay vào đó mẹ nên theo dõi và kiểm tra lại sau 1-2 tuần (Giai đoạn 2). Cùng với đó các mẹ cần làm thêm các xét nghiệm sàng lọc như Double test; hoặc xét nghiệm sàng lọc có giá trị cao như sàng lọc không xâm lấn NIPT
Giai đoạn 2: Đo trong các quí sau của thai kì
- Trong các lần siêu âm tiếp theo, các mẹ bầu đều được bác sĩ sẽ thực hiện đo xương mũi của thai. Trong giai đoạn này chiều dài xương mũi khá quan trọng vì không có xương mũi hay xương mũi ngắn đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.
- Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng; nếu thai thi không có xương mũi trong siêu âm quý I (giai đoạn 12 tuần); mà đến các quý tiếp theo thai nhi vẫn không có xương mũi; hoặc xương mũi ngắn thì nguy cơ mắc bệnh Down sẽ tăng lên 83 lần.
- Với những thai nhi không có xương mũi hay xương mũi ngắn ở những tuần thai này kèm theo xét nghiệm sàng lọc (Double test, Triple test, NIPT) có kết quả nguy cơ cơ sẽ được chỉ định chọc ối xác định thai nhi có mắc bệnh Down hay không.
2. Chiều dài xương mũi phụ thuộc vào những yếu tố nào
Cũng giống như nhiều chỉ số khác, chiều dài xương mũi cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền; dân tộc; hay tuổi thai: Cha mẹ có xương mũi dài sẽ sinh con có xương mũi dài; người Châu Âu, Mỹ,…sẽ có xương mũi dài hơn người châu Á; hay tuổi thai càng cao thì xương mũi cũng sẽ lớn hơn.
Tùy thuộc vào tuổi thai mà bác sĩ sẽ kết luận chiều dài xương mũi khác nhau; bác sĩ sẽ so sánh chiều dài xương mũi đó với tiêu chuẩn nhất định cho từng tuần thai; để kết luận tình trạng xương mũi của trẻ là ngắn hay bình thường.
3. Bất sản xương mũi và thiểu sản xương mũi là gì ?
- Bất sản xương mũi là tình trạng không có xương mũi. Thiểu sản xương mũi (hay bất sản một phần xương mũi) là tình trạng chiều dài xương mũi ngắn hơn so với chỉ số tiêu chuẩn tại từng tuần tuổi thai hoặc thiếu hụt đi một phần xương mũi.
- Không có xương mũi hoặc xương mũi ngắn có mối liên quan mật thiết tới tình trạng thai nhi mắc hội chứng Down. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng trong 100 thai nhi không đo được xương mũi ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì có đến 73 thai nhi mắc hội chứng Down. Và khả năng mắc Down càng cao nếu thai nhi vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi ngắn ở 3 tháng tiếp theo của thai kì. Do vậy, xương mũi có một liên quan khá mật thiết tới hội chứng Down ở thai nhi.
Đo chiều dài xương mũi của thai nhi là một trong những siêu âm vô cùng quan trọng cũng giống như chỉ số khoảng sáng sau gáy mà mẹ bầu cần phải làm nhất trong quá trình mang thai và trước sinh nở. Cũng giống như Khoảng sáng sau gáy vậy; nếu các mẹ có kết quả siêu âm bất thường; hãy đến gặp các bác sĩ Sản để được tư vấn cụ thể nhé.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang hay còn gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là một trong những địa chỉ khám thai, sản – phụ khoa lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ đem lại sự yên tâm cho quý khách hàng. Quý khách đăng ký TẠI ĐÂY để đặt lịch khám; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được tư vấn.