googleb578e89369db4e48.html

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

08:23 - 19/03/2020 Lượt xem: 2253

Trong giai đoạn sơ sinh, vàng da là một trong những bệnh lí rất thường gặp. Nhận biết thời điểm trẻ xuất hiện vàng da sớm để kịp thời có những phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da vừa an toàn vừa hiệu quả cho […]

Trong giai đoạn sơ sinh, vàng da là một trong những bệnh lí rất thường gặp. Nhận biết thời điểm trẻ xuất hiện vàng da sớm để kịp thời có những phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da vừa an toàn vừa hiệu quả cho trẻ sơ sinh.

1. Chỉ định ánh sáng liệu pháp

– Cho tất cả trẻ đẻ non < 1500g

– Trẻ có nguy cơ vàng da do tiêu khối máu tụ

– Trẻ có huyết tán ( do bất đồng ABO-Rh ) nhưng Bilirubin chưa cao.

– Dùng ánh sáng liệu pháp cho tất cả các trẻ có vàng da tăng Bil gián tiếp 15mg% hoặc có lượng Bil máu theo từng ngày. Từng loại cân nặng có chỉ định ánh sáng dù rõ hay không rõ nguyên nhân.

– Cho trẻ vàng da tăng Bil gián tiếp cao trong khi chờ đợi xét nghiệm, thay máu và sau khi thay máu.

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

2. Tại sao trẻ sơ sinh cần phải chiếu đèn?

Bilirubin là sản phẩm của quá trình hồng cầu bị vỡ. Nếu chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ gây ra tình trạng da và mắt có màu vàng. Thông thường, gan có nhiệm vụ giúp loại bỏ bilirubin trong máu. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa đủ trưởng thành nên không thực hiện tốt chức năng này. Theo diễn tiến bình thường, lượng bilirubin dư thừa sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào khác và sẽ biến mất trong một vài tuần. Đó là khi gan trưởng thành hơn và có thể giúp con bạn loại bỏ bilirubin ra ngoài.

Trong một số trường hợp, lượng bilirubin tăng quá nhiều. Khi đó, bilirubin xâm nhập vào não, gây ra tình trạng “vàng da nhân”. Điều đó có nghĩa là não và các cơ quan khác có thể gây tổn thương. Dẫn đến những biến chứng như bại não, giảm thính lực, những vấn đề về thị lực, các vấn đề về học tập, phát triển thể chất và hành vi. Trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn. Đây là cách giúp làm giảm lượng bilirubin và ngăn ngừa tình trạng “vàng da nhân”.

3. Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh được xem là một phương pháp điều trị vàng da hiện đại, chi phí chiếu đèn điều trị vàng da tiết kiệm và dễ thực hiện nhất tính đến hiện nay.

Chiếu đèn chữa vàng da sử dụng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng để chuyển Bilirubin tự do thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước nên sẽ được đào thải qua nước tiểu. Kết quả là giảm hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này sử dụng ánh sáng với bước sóng trong khoảng 400-480nm. Cực điểm là 450-460nm mức tương xứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubin.

Cơ chế hoạt động của phương pháp chiếu đèn là năng lượng ánh sáng từ đèn phát ra sẽ đi xuyên qua lớp da, tác động lên những phân tử Bilirubin trong lớp mô mỡ dưới da, biến nó từ Bilirubin gây độc cho não trẻ thành những đồng phân hay những sản phẩm quang oxy có tính chất hòa tan trong nước, không gây độc và được thải trừ qua gan, thận. Việc chỉ số Bilirubin bao nhiêu thì phải chiếu đèn phụ thuộc vào nồng độ Bilirubin vượt quá mức quy định theo ngày tuổi, số kí và mức độ vàng da của mỗi trẻ.

4. Quy trình chiếu đèn điều trị vàng da 

  • Chuẩn bị lồng ấp vệ sinh sạch sẽ, hoạt động tốt với thông số thích hợp, đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn, đèn ánh sáng xanh hay sáng với bước sóng từ 400-480nm với chiều cao từ đèn tới trẻ khoảng 30-50cm. Vì thời gian hoạt động của đèn tuýp < 2000 giờ nên cần phải đánh dấu lúc trẻ mới bắt đầu chiếu đèn để kịp thời thay bóng. Cần phải chuẩn bị băng che mắt, kính bảo vệ.
  • Giải thích cho người nhà của trẻ về phương pháp chuẩn bị áp dụng lên trẻ.
  • Đánh giá tổng trạng của trẻ.
  • Đánh giá mức độ vàng da của trẻ trên lâm sàng trước khi tiến hành chiếu đèn.
  • Để trẻ nằm trần, quấn khố mông để da của trẻ được tiếp xúc với ánh sáng xanh/trắng càng nhiều càng tốt,
  • Băng mắt cho trẻ bằng vải tối màu.
  • Đóng bỉm hoặc che bộ phận sinh dục của trẻ lại để phòng tránh hiện tượng teo tinh hoàn.
  • Bật công tắc đèn và chỉnh nhiệt độ lồng ấp phù hợp với thân nhiệt của bệnh nhi.
  • Thay đổi tư thể cho trẻ khoảng 2-4 giờ/lần để đảm bảo da được tiếp xúc nhiều nhất có thể với ánh sáng từ đèn chiếu ra.
  • Cung cấp đủ nước khi trẻ đang trong thời gian chiếu đèn, khuyến khích nên cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Đảm bảo rằng trẻ được chiếu đèn liên tục trừ những lúc bú sữa mẹ hay làm thủ thuật.
  • Dùng đèn chiếu 2 mặt trong trường hợp đứa trẻ bị vàng da tăng Bilirubin nặng hoặc tình trạng vàng da ở trẻ tăng lên.

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Lưu ý:

  • Tiến hành xét nghiệm kiểm tra Bilirubin máu 12-24 giờ. Từ kết quả Bilirubin gián tiếp và Bilirubin toàn phần để xác định rằng chiếu đèn trong bao lâu.
  • Nếu vàng da giảm và Bilirubin máu trở về trị số bình thường thì sẽ có chỉ định ngừng chiếu đèn.
  • Nếu phương pháp này không hiệu quả biểu hiện bằng việc chiếu đèn vẫn bị vàng da và Bilirubin tăng cao hơn thì sẽ có chỉ định thay máu cho bé.
  • Cần theo dõi mức độ vàng da, chỉ số Bilirubin máu, tinh thần trương lực cơ; phản xạ bú của bé trong suốt quá trình chiếu đèn và cả sau khi chiếu đèn để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm độc thần kinh nếu có. Nếu thấy mức độ vàng da tăng cao thì có thể phối hợp chiếu 2 hoặc 3 đèn cùng lúc.

5. Tai biến

  • Những tác dụng phụ khi chiếu đèn: Rối loạn thân nhiệt, tăng kích thích; đi ngoài phân lỏng, mẩn đỏ ngoài da…
  • Tổn thương mắt. Phòng tránh: theo dõi và kiểm tra vị trí băng mắt
  • Mất nước. Phòng tránh: đảm bảo chề độ ăn của trẻ và dịch truyền (nếu có); tăng nhu cầu nước cơ bản từ 15-20% mỗi ngày.
  • Bỏng. Phòng tránh để khoảng cách từ đèn đến người bệnh qua gần theo dõi nhiệt độ bệnh nhi.

Với những trẻ mắc phải bệnh lý vàng da tăng Bilirubin gián tiếp thì chỉ định chiếu đèn điều trị vàng da trong bao lâu phụ thuộc vào mức độ vàng da và chỉ số xét nghiệm Bilirubin. Tốt nhất là nên được điều trị tại bệnh viện dưới sự quan sát; theo dõi của các bác sĩ và nhân viên y tế. Vì hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng; khoảng cách từ đèn đến trẻ, bước sóng ánh sáng…  Vì vậy các mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được khám và điều trị chứ không tự chiếu đèn tại nhà.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy là địa chỉ khám thai được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ.Quý khách đặt lịch khám vui lòng liên hệ Zalo: 0342.318.318 hoặc qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?