Chọc ối được thực hiện như thế nào?
01:50 - 17/04/2020 Lượt xem: 509
Chọc ối – thủ thuật hút dịch ối của người mẹ mang thai để sàng lọc những hội chứng di truyền cho thai nhi. Xét nghiệm này được bác sĩ chỉ định thực hiện khi mẹ bầu có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test có nguy cơ cao. […]
Chọc ối – thủ thuật hút dịch ối của người mẹ mang thai để sàng lọc những hội chứng di truyền cho thai nhi. Xét nghiệm này được bác sĩ chỉ định thực hiện khi mẹ bầu có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test có nguy cơ cao.
1. Quy trình thực hiện chọc ối như thế nào?
Thủ thuật chọc ối là phương pháp lấy tế bào của thai bằng cách đưa kim vào buồng ối để hút dịch ối. Phương pháp này được áp dụng cho một số trường hợp nhất định trong sàng lọc chẩn đoán trước sinh. Chọc ối thường được thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 16 – 24. Thực hiện chọc ối có thể kết luận thai nhi có hay không mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down; Edwards, Patau và nhiều hội chứng dị tật khác với độ chính xác lên tới 99,99%; để một lần nữa khẳng định lại kết quả sàng lọc của những phương pháp trước đó.
Quy trình thực hiện chọc ối như thế nào được mô tả qua các bước tóm tắt như sau:
- Đầu tiên, thai phụ nằm xuống với tư thế được chỉ định và bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xác định tư thế của thai và tình trạng nhau thai.
- Thông qua hình ảnh siêu âm; bác sĩ xác định được vị trí chọc ối an toàn cho cả mẹ và bé. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh phần bụng của người mẹ với chất khử trùng rồi bắt đầu tiêm thuốc tê tại chỗ qua da.
- Tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng một đầu tiêm dài và mỏng để chọc vào vị trí đã khử trùng trước đó, rút khoảng 15 – 20ml. Quá trình rút nước ối mất khoảng 30 giây. Mẫu nước ối này sau đó sẽ được kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.
- Sau khi lấy nước ối, bác sĩ sẽ kiểm tra lại xem em bé trong bụng mẹ vẫn khỏe mạnh hay không và có bị ảnh hưởng gì sau khi chọc ối không.
2. Khi nào thai phụ cần thực hiện chọc ối?
Bởi vì chọc ối có tồn tại một số ít rủi ro cho mẹ và thai nhi; nên chỉ thực hiện trên những thai phụ có nguy cơ cao bất thường về di truyền. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối ở những phụ nữ mang thai có những yếu tố nguy cơ sau:
- Tuổi mẹ cao trên 35 tuổi
- Bản thân người mẹ có mang bệnh lý di truyền
- Bố hoặc mẹ của bé có thành viên trong gia đình mắc các hội chứng liên quan đến rối loạn trong bộ nhiễm sắc thể
- Người mẹ đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc trên huyết thanh hoặc siêu âm cho thấy dấu hiệu bất thường.
3. Thai phụ cần làm gì sau khi thực hiện xong thủ thuật?
Bà bầu sau khi chọc ối xong có thể cần phải nằm lại bệnh viện khoảng 20 phút để bác sĩ theo dõi rồi mới được xuất viện. Hầu hết các thai phụ đều cảm thấy chọc ối không gây nhiều đau đớn. Thông thường các thai phụ cần nghỉ ngơi tuyệt đối khoảng 1 giờ hoặc hơn sau khi đã về nhà. Trong vòng 1 ngày sau khi chọc ối, thai phụ cần tránh mang vác đồ nặng, không giao hợp. Ngày hôm sau, các hoạt động sinh hoạt có thể trở về bình thường.
4. Nguy cơ có thể gặp khi chọc ối
- Sẩy thai
- Nhiễm trùng ối
- Bị rỉ ối
- Chấn thương thai nhi
- Chuột rút và chảy máu âm đạo
5. Sau bao nhiêu lâu có kết quả?
Chọc ối bao lâu có kết quả còn tùy thuộc độ phức tạp của phương pháp xét nghiệm và mẫu nước ối. Thường thì kết quả thực hiện chọc ối sẽ có trong vòng 2 tuần. Trong một số trường hợp, thai phụ có thể phải đợi đến tuần thứ 3 mới có kết quả. Khi nhận được kết quả, bác sĩ sẽ kiểm tra và hướng dẫn về các tình huống xấu có thể xảy ra.
Từ đó, bố mẹ có thể cùng với bác sĩ lên kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp sau khi bé chào đời; hay đối với một số bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bé trước khi sinh.
Để giảm thiểu những nguy cơ không mong muốn từ chọc ối. Hiện nay có Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT). Đây là phương pháp xét nghiệm hiệu quả và an toàn nhất hiện nay; được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10 thông qua mẫu máu của mẹ. Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng dị tật bẩm sinh mà thai nhi có thể mắc phải. Chỉ cần 7 – 10 ml máu ngoại vi của người mẹ để xét nghiệm các hội chứng Down, Edwards. Patau… và rất nhiều hội chứng khác cho thai nhi với độ chính xác cao vượt trội hơn các xét nghiệm thông thường.
Để được siêu âm sàng lọc trước sinh, các mẹ có thể liên hệ tới Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.