Cholesterol cao có làm sao không?
01:44 - 05/06/2020 Lượt xem: 449
Cholesterol là chỉ số đánh giá mỡ máu giúp bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe và các yếu tố liên quan tới vấn đề tim mạch. Vậy chỉ số cholesterol cao có làm sao không? chúng ta hãy tìm hiểu bài viết dưới đây. 1. Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất béo […]
Cholesterol là chỉ số đánh giá mỡ máu giúp bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe và các yếu tố liên quan tới vấn đề tim mạch. Vậy chỉ số cholesterol cao có làm sao không? chúng ta hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo được gọi là lipid (mỡ) và rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Cholesterol là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của tế bào thần kinh con người. Cholesterol có chức năng sản xuất một số loại hormone giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
Cholesterol đến từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất là từ gan, tại đây tạo ra tất cả lượng cholesterol bạn cần. Phần còn lại đến từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, ví dụ như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa nguyên béo… tất cả đều chứa cholesterol. Trong đó 75% Cholesterol có trong máu được sản xuất từ cơ thể còn lại là từ thức ăn.
Giá tri bình thường của Cholesterol trong xét nghiệm máu là < 5.2 mmol/l.
2. Nguyên nhân dẫn tới Cholesterol cao
Do di truyền (tăng cholesterol máu thuần túy hoặc tăng cholesterol máu gia đình).
Thói quen sống thiếu khoa học: Ăn uống kém lành mạnh, lười vận động.
Tuổi tác và giới tính : Tuổi càng cao, nguy cơ bị cholesterol càng lớn. Bên cạnh đó, nam giới dễ bị cholesterol cao hơn nữ giới.
Do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, suy giáp, thừa cân béo phì…
3. Cholesterol cao có làm sao không?
Cholesterol tăng cao nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm sau đây
Xơ vữa động mạch: Tăng cholesterol máu nếu không kiểm soát được sẽ gây ra xơ vữa động mạch. Các mảng bám tích tụ trong thành động mạch (được tạo bởi cholesterol, chất béo và canxi) khiến động mạch bị cứng hẹp, cản trở quá trình lưu thông của máu và oxy.
Đau tim: Thừa cholesterol sẽ hình thành các mảng bám trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, dẫn đến các cơ đau tim và đột quỵ. Khi đau tim, các mảng bám vỡ ra, hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này ngăn không cho động mạch nhận máu và oxy, khiến các cơ tim bắt đầu chết.
Đau thắt ngực: Đau thắt ngực được cho là kết quả của tình trạng có quá nhiều cholesterol xấu gây cản trở lưu thông máu trong các động mạch.
Huyết áp cao: Trong khi cholesterol tốt có thể giúp ổn định huyết áp bình thường thì việc cholesterol xấu tăng cao có thể khiến huyết áp tăng cao.
Đột quỵ: Cholesterol xấu tăng cao làm động mạch tới não bị tắc nghẽn, cản trở máu và oxy lưu thông. Nếu không nhận đủ oxy và máu, các tế bào não bắt đầu chết và gây đột quỵ.
Sỏi mật:
Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi mật (chiếm khoảng 80% tổng số ca sỏi mật). Đồng thời, nó còn là thủ phạm gây ra các triệu chứng như đầy trướng, chậm tiêu; đau tức hạ sườn phải…
Bệnh động mạch ngoại biên: Những người có chỉ số cholesterol cao có nhiều nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên (tên gọi chung của các bệnh liên quan đến hệ động mạch nằm cách xa tim, đặc biệt là chân). Không những vậy, động mạch ngoại biên còn có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
4. Cách phòng tránh cholesterol cao
Để không bị tăng cholesterol trong máu, chúng ta cần phòng bệnh ngay từ bây giờ bằng những phương pháp sau:
Hạn chế ăn thực phẩm có chứa cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt đỏ, sữa, gan, bơ, nội tạng động vật…
Tăng cường bổ sung các loại thịt trắng; các loại cá giàu chất béo omega 3 và omega 6 (những chất này có tác dụng cân bằng hàm lượng cholesterol trong máu).
Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt mỡ, phomai, bơ…
Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây… Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể (đặc biệt là vitamin và khoáng chất).
Tránh xa chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
Tập thể dục mỗi ngày.; duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Những bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp… cần kiểm soát bệnh chặt chẽ. Thường xuyên theo dõi các chỉ số đường huyết, chỉ số huyết áp, chỉ số cholesterol.
Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng. Đó là lý do tại sao nó rất quan trọng trong mỗi lần kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ.
Chỉ số cholesterol quá cao còn đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu. Vậy nên, ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động để ổn định chỉ số cholesterol; mẹ bầu cũng nên đi khám thai và kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi được sự thay đổi của cơ thể thông qua các chỉ số xét nghiệm. Để đặt lịch khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang