Cholesterol cao có nguy hiểm tới thai nhi không?
01:54 - 05/06/2020 Lượt xem: 927
Cholesterol cao gây nhiều nguy cơ mắc bệnh các bệnh tim mạch cho cơ thể. Nhưng khi mang thai, lượng Cholesterol cao từ người mẹ có nguy hiểm gì đối với thai nhi không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu. 1. Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất béo được gọi là lipid (mỡ) và […]
Cholesterol cao gây nhiều nguy cơ mắc bệnh các bệnh tim mạch cho cơ thể. Nhưng khi mang thai, lượng Cholesterol cao từ người mẹ có nguy hiểm gì đối với thai nhi không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
1. Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo được gọi là lipid (mỡ) và rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Cholesterol là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của tế bào thần kinh con người. Cholesterol có chức năng sản xuất một số loại hormone giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
Giá tri bình thường của Cholesterol trong xét nghiệm máu là < 5.2 mmol/l.
2. Nguyên nhân nào khiến phụ nữ mang thai bị Cholesterol cao
Các nghiên cứu đã chứng minh một người bình thường khi mang thai cũng có thể làm tăng mức cholesterol trong máu; bao gồm cả LDL và HDL. Mức cholesterol có thể tăng lên tới 25 đến 50% trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba
Nguyên nhân có thể giải thích là cholesterol vô cùng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi; giúp hình thành nên não bộ, các chi cũng như sự phát triển của tế bào.
Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ, tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ; thực phẩm có hàm lượng cao cholesterol cũng là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol cao khi mang thai.
3. Chỉ số Cholesterol cao có nguy hiểm tới thai nhi không?
Mẹ bầu thường lo lắng, bệnh mỡ máu cao ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mang thai các chỉ số mỡ máu sẽ cao hơn so với bình thường. Chỉ số mỡ máu tăng cao là cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vậy nên nếu chỉ số cholesterol trong máu của người mẹ cao hơn so với mức bình thường một chút thì cũng không quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu các chỉ số này tăng quá cao thì tỷ lệ đứa trẻ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao.
Bên cạnh đó người mẹ còn gặp phải một số biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai như: nguy cơ mắc tiền sản giật; đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận; viêm gan, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho sức khỏe.
4. Làm sao để cải thiện chỉ số mỡ máu
Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin từ rau củ quả;
Nên uống đủ nước trong ngày 2 – 2.5 lit;
Bổ sung thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ máu như: nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dâu ngô, chế phẩm đậu sữa,….
Sử dụng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu oliu…) thay cho mỡ động vật (trừ mỡ cá);
Nếu ăn thịt nên chọn thịt nạc, không lẫn mỡ, lẫn gân;
Bên cạnh những thực phẩm cần được bổ sung, thai phụ cũng chú ý:
Hạn chế thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: Mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt bò, thịt chó, thịt dê…
Hạn chế những món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt: Mứt, chè, bánh kẹo…
Chế độ vận động hợp lý
Để phòng chống bệnh mỡ máu trong thời gian mang thai, người mẹ nên dành thời gian vận động hàng ngày. Vận động thường xuyên vào buổi sáng; vừa ngăn ngừa tích tụ mỡ vừa hấp thụ vitamin D tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời ngăn ngừa loãng xương sau khi sinh.
Phụ nữ có thai cần phải tiến hành khám thai định kỳ, khám huyết áp, xét nghiệm mỡ máu, để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Trường hợp cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu nên tuân theo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động để ổn định chỉ số mỡ máu, mẹ bầu cũng nên đi khám thai và kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi được sự thay đổi của cơ thể thông qua các chỉ số xét nghiệm. Để đặt lịch khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.