googleb578e89369db4e48.html

Chửa trứng bán phần là gì?

03:26 - 29/06/2020 Lượt xem: 3760

Chửa trứng gây ra những tác hại khôn lường và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ nếu như không được phát hiện và điều trị tốt. Chửa trứng chia thành 2 loại là chửa trứng hoàn toàn và chửa trứng bán phần. Vậy chửa trứng bán phần là gì? Hãy […]

Chửa trứng gây ra những tác hại khôn lường và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ nếu như không được phát hiện và điều trị tốt. Chửa trứng chia thành 2 loại là chửa trứng hoàn toàn và chửa trứng bán phần. Vậy chửa trứng bán phần là gì? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Tại sao gọi là chửa trứng bán phần?

Nhau thai có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai trong thời kỳ thai nghén. Khi nhau thai sản sinh quá mức, phát triển thành khối không kiểm soát được tạo thành các nang trông như các quả trứng hoặc chùm nho nên được gọi là chửa trứng.

Có 2 loại chửa trứng là chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần. Trong đó, chửa trứng không hoàn toàn hay còn gọi là chửa trứng bán phần có tổ chức thai hoặc một phần thai; phôi thai bất thường, màng ối, thai có thể còn sống hoặc đã chết và các gai rau phù nề.

chửa trứng bán phần

Chửa trứng bán phần có sự thụ tinh giữa 1 trứng và 2 tinh trùng. Trong trường hợp này, mặc dù thông tin di truyền là đầy đủ nhưng hợp tử không bình thường; gây nên tình trạng chửa trứng có phôi thai bất thường.

2. Chẩn đoán thai trứng bán phần

Ban đầu, phụ nữ bị chửa trứng cũng có những biểu hiện như mang thai bình thường. Tuy nhiên, những người chửa trứng thường bị nghén rất nặng, nôn nhiều, và người gầy gò, xanh xao. Một số sản phụ còn bị phù nề và tăng huyết áp. Sản phụ sẽ bị chảy máu âm đạo, máu thường có màu đen hoặc đỏ, dai dẳng vào khoảng từ tuần thai thứ 6 đến tuần 16 của thai kỳ. Một triệu chứng điển hình nữa của chửa trứng bán phần là tử cung của người chửa trứng to quá mức, không tương xứng với tuổi thai.

Khi có những dấu hiệu này, các sản phụ nên đến khám tại cơ sở y tế để biết chính xác có mắc thai trứng hay không và là chửa trứng toàn phần hay chửa trứng bán phần.

Tại đây, các bác sĩ sẽ dùng siêu âm và nồng độ HCG để chẩn đoán chửa trứng bán phần, độ chính xác của việc chẩn đoán này là 90% vì có thể nhầm với doạ sảy thai hay thai lưu. Còn HCG là một chất do nguyên bào nuôi tiết ra, và thải qua nước tiểu của mẹ cho nên giá trị có thể thay đổi tùy vào thời điểm thử.

Chửa trứng bán phần

Để chẩn đoán chắc chắn thai trứng phải dựa vào giải phẫu bệnh lý; tức là nạo hút lấy mô trong lòng tử cung đi thử. Giá trị HCG là một trong các giá trị để xếp nhóm nguy cơ cao của thai trứng. Nguy cơ cao nghĩa là bệnh có thể tiến triển thành ung thư tế bào nuôi hay thai trứng bán phần, cần phải điều trị và theo dõi trong một thời gian dài.

3. Chửa trứng bán phần có nguy hiểm không?

Chửa trứng bán phần nói riêng và chửa trứng nói chung nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ.  Ví dụ như: mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết khi mang thai hoặc do thai ăn sâu vào tử cung gây chảy máu dữ dội trong ổ bụng.

Khoảng 80% các trường hợp chửa trứng sau khi hút nạo sẽ diễn tiến tốt. Trong khoảng 20% trường hợp còn lại, chửa trứng chuyển biến thành ung thư ác tính và nhanh chóng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ tử vong rất cao.

4. Điều trị và phòng tránh chửa trứng bán phần

Khi bị chửa trứng, cách điều trị thông thường là nong cổ tử cung để nạo; hút sạch thai trứng ra khỏi tử cung. Điều này cần được thực hiện sớm để tránh bị sảy hoặc phát triển thành ác tính. Sau khi nạo thai, mẹ bầu vẫn được tiếp tục theo dõi và xét nghiệm nồng độ HCG mỗi tuần đến khi âm tính ba lần liên tiếp, sau đó mỗi tháng một lần trong 6 tháng. Trong thời gian theo dõi không nên có thai. Trong trường hợp sau khi nạo thai trứng, nồng độ HCG giảm tốt thì sau 6 tháng ổn định; có thể để có thai lại.

Bên cạnh đó, các bà mẹ cần thực hiện kế hoạch hoá gia đình; không sinh quá nhiều con và sinh gần nhau, không nên sinh con khi đã quá 35 tuổi. Ngoài ra, khi có kế hoạch mang thai, các mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra nguy cơ cũng như khả năng có thể mang chửa trứng để có biện pháp phòng tránh sớm. Để đăng ký khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0243.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?