Chửa trứng là gì? Tại sao lại có hiện tượng chửa trứng
08:08 - 22/05/2020 Lượt xem: 468
Chửa trứng là một bệnh lý của thai nghén. Có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới khả năng sinh sản về sau; nguy hiểm hơn có thể nguy hiểm tới tính mạng của người phụ nữ nếu không được phát hiện và xử trí sớm. 1. Chửa trứng là gì? Chửa trứng là […]
Chửa trứng là một bệnh lý của thai nghén. Có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới khả năng sinh sản về sau; nguy hiểm hơn có thể nguy hiểm tới tính mạng của người phụ nữ nếu không được phát hiện và xử trí sớm.
1. Chửa trứng là gì?
Chửa trứng là bệnh của tế bào nuôi, do các gai rau thoái hóa, sưng mọng lên, tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chum nho, thường toàn bộ buồng tử cung chứa các túi dịch trông như trứng ếch.
2. Tại sao lại có hiện tượng chửa trứng
Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây chửa trứng; nhưng cơ chế hình thành thai trứng có thể được giải thích như sau:
Một thai nghén bình thường sẽ được bắt đầu từ khi tinh trùng gặp trứng, kết hợp thành noãn; di chuyển vào trong tử cung và sẽ phát triển thành thai, các phần phụ xung quanh thai như dây rốn, bánh rau, buồng ối…
Chửa trứng là hiện tượng thai nghén không bình thường; trong đó các tổn thương là trứng hỏng nhưng gai rau vẫn được nuôi dưỡng bằng máu mẹ; nên vẫn tiếp tục hoạt động chế tiết và hậu quả là dịch tích lại trong lớp đệm rau và tế bào nuôi tăng sinh, lấn át hết buồng tử cung.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ
Thai trứng thường gặp ở nhiều quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Tuổi mẹ cao: nếu người mẹ mang thai trên 40 tuồi thì nguy cơ mắc bệnh tăng khoảng 5.2 lần so với người mẹ mang thai ở tuổi 21 – 35.
Tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường cũng làm tăng nguy cơ bệnh.
3. Phụ nữ cần làm gì khi được chẩn đoán chửa trứng
Khi được chẩn đoán chửa trứng bạn cần phải được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Vậy nên bạn cần nhập viện để bác sĩ thăm khám kỹ càng tình hình. Tùy từng diễn biến bệnh mà bác sĩ sẽ có cách xử trí khác nhau như nạo hút thai trứng; hoặc phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Do có tỉ lệ chửa trứng tiến triển thành ung thư. Vậy nên, sau khi được điều trị ổn định, bạn cần phải chú ý theo dõi chỉ số beta – hCG theo định kỳ; để xác định chắc chắn rằng thai trứng đã được loại bò hoàn toàn hay chưa. Và sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp để đảm bảo không có thai lại trong thời gian theo dõi beta – hCG.
4. Làm thể nào để phòng ngừa thai trứng?
Cho đến hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra chửa trứng là gì. Vậy nên các biện pháp phòng tránh tập trung chủ yếu vào các đối tượng nguy cơ mắc chửa trứng.
Nếu như bạn nằm trong đối tượng có yếu tố nguy cơ, thì cần nắm được những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để có thể đi khám sớm.
Với phụ nữ đã có tiền sử chửa trứng, bạn cần nghỉ ngơi và theo dõi khoảng 1 năm để cơ thể phục hồi và chắc chắn thai trứng đã được loại bỏ. Sau thời gian đó, bạn có thể chuẩn bị mang thai.
Tất cả phụ nữ, khi thấy dấu hiệu chậm kinh, hoặc biết mình có thai, cần đi khám sớm ngay và quản lý thai định kỳ để được theo dõi tình trạng thai nghén một cách đầy đủ nhất.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và tâm huyết sẽ theo dõi và quản lý thai. Để bạn yên tâm về một thai kỳ khỏe mạnh. Để đặt lịch bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang