Chuẩn bị cho kế hoạch mang thai hoàn hảo
04:42 - 18/11/2020 Lượt xem: 329
Nhiều cặp vợ chồng được hỏi khi đi khám thai về việc có em bé thì hầu hết đều trả lời rằng họ có ý định có con và chưa chuẩn bị được gì nhiều. Là cha mẹ ai cũng muốn con yêu nhận được những điều tốt đẹp nhất. Và bản thân cũng được […]
Nhiều cặp vợ chồng được hỏi khi đi khám thai về việc có em bé thì hầu hết đều trả lời rằng họ có ý định có con và chưa chuẩn bị được gì nhiều. Là cha mẹ ai cũng muốn con yêu nhận được những điều tốt đẹp nhất. Và bản thân cũng được trải nhiệm những điều tuyệt vời nhất trong hành trình đón nhận và nuôi dạy con. Vậy chuẩn bị như thế nào để có kế hoạch mang thai hoàn hảo? Bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Độ tuổi có thai
Mẹ quá trẻ, cơ thể chưa hoàn chỉnh, dễ bị sang chấn nhiều khi sanh, tỉ lệ mổ cao. Em bé thường nhẹ cân: do mẹ thiếu kiến thức chăm sóc và cơ thể mẹ chưa phát triển phù hợp
Mẹ sau 35 tuổi, tỉ lệ thụ thai giảm do chất lượng trứng giảm; tỉ lệ con dị tật cao nhất là bệnh Down và tự kỷ.
Độ tuổi tốt nhất là 24 – 29 vì phù hợp cả thể chất và tâm lý sẵn sàng làm mẹ, nghề nghiệp ổn định.
2. Chuẩn bị tốt về sức khỏe
Khám sức khỏe sinh sản
Việc khám sức khỏe sinh sản nhằm kiểm tra những yếu tố có ảnh hưởng đến đến khả năng thụ thai của hai vợ chồng. Bác sĩ sẽ đưa lời khuyên tốt nhất để vợ chồng bạn cải thiện tình trạng sức khỏe; từ đó tăng cơ hội có em bé vào thời điểm mong muốn. Việc làm này vô cùng có lợi vì hai bạn sẽ được tư vấn uống các loại vitamin và khoáng chất cần thiết; đồng thời được nhắc nhở tiêm phòng đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh di truyền
Hãy đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện các bệnh lý có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Hãy chuẩn bị trước thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân; tiền sử bệnh tật của gia đình, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với kế hoạch sinh con của bạn.
Ngưng sử dụng biện pháp tránh thai
Khi có dự định mang bầu nên ngừng sử dụng tất cả các biện pháp tránh thai. Sử dụng thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Hơn nữa, dù bạn sử dụng biện pháp nào thì cơ thể cũng cần có thời gian phục hồi để chức năng sinh sản hoạt động trở lại.
Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Sức khỏe của hai bố mẹ có tác động rất lớn tới chất lượng của trứng và tinh trùng, làm tăng hoặc giảm khả năng có em bé. Và chế độ ăn khoa học góp phần quan trọng để hỗ trợ sức khỏe.
Vậy nên, bạn cần tích cực ăn uống bổ dưỡng từ các thực phẩm sạch, các loại rau củ quả giàu vitamin. Từ bỏ các nhóm thức ăn, thức uống không tốt cho sức khỏe như bia; rượu, cafe, các đồ uống có ga, các món cay nóng…
Dành thời gian để thư giãn cho cơ thể, tập thể dục đều đặn; đi ngủ sớm và đủ giấc, hạn chế việc căng thẳng kéo dài gây hại cho sức khỏe.
Không tự tiện dùng bất kỳ loại thuốc nào trước khi có thai
Khi bạn đã xác định có em bé, bất kỳ thời điểm nào bạn cũng cần cẩn thận vì đều có khả năng có thai. Sử dụng thuốc khi không có chỉ định; hoặc khi không loại trừ được việc bạn có mang thai hay không sẽ dễ gây nguy hiểm cho bé nếu trong tháng đó bạn có thụ thai.
3. Chuẩn bị kinh tế
Trong quá trình mang thai, chi phí khám thai định kỳ, tiêm phòng… dinh dưỡng trong thai nghén chiếm một khoản tiền nhất định hàng tháng. Cũng như chi phí phát sinh sau khi có con là rất lớn; nếu bạn không chủ động chuẩn bị trước rất dễ rơi vào tình trạng stress do thiếu thốn kinh tế.
Vậy nên, việc chuẩn bị kinh tế, tiết kiệm tiền và có kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp cả hai vợ chồng đỡ căng thẳng, tránh được những cuộc cãi vã không cần thiết.
4. Chuẩn bị tâm lý
Sau khi có con cuộc sống của hai bạn sẽ bận rộn và xáo trộn hơn. Bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý rằng thời gian rảnh rỗi của mình sẽ không còn nữa mà thay vào đó là thời gian riêng cho bé nhỏ. Áp lực sẽ tăng lên rất nhiều những khi con ốm, thức đêm ké dài… Có thể ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của cả hai vợ chồng. Nếu như hai bạn chưa có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý thì dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau khi có con.
Vì vậy, việc chuẩn bị kiến thức nền tảng về việc chăm sóc con. Chuẩn bị tâm lý sau sinh; đồng thời giữ mối liên hệ thân thiết với bạn bè, đồng nghiệp sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, tự tin với bản thân sau khi sinh con.
Khi có sự chuẩn bị kỹ càng, có kế hoạch rõ ràng; thì quá trình mang thai của bạn sẽ bớt đi nhiều nỗi lo. Giúp bạn có thêm niềm vui, sự tập trung để có thể cảm nhận được từng khoảnh khắc trôi qua cùng bé yêu.