Chức năng của tế bào tiểu cầu (PLT) trong xét nghiệm máu
01:47 - 25/05/2020 Lượt xem: 1693
Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương. Số lượng tiểu cầu (PLT) trong máu là thông số đánh giá một số bệnh lý của cơ thể. 1. Tổng quan về tiểu cầu (PLT) Tiểu […]
Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương. Số lượng tiểu cầu (PLT) trong máu là thông số đánh giá một số bệnh lý của cơ thể.
1. Tổng quan về tiểu cầu (PLT)
Tiểu cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu cơ bản quan trọng trong cơ thể con người: (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu không có nhân tế bào. Chúng thực chất là một mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ sản sinh ra từ các megakaryocytes của tủy xương.
Trong máu, số lượng tiểu cầu thông thường là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trong mỗi µl máu.
2. Chức năng của tiểu cầu
Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào sự cầm máu, tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó chúng sẽ tập trung tại vết thương, làm máu vón cục và đông lại.
Quá trình cầm máu này có 3 giai đoạn như sau:
Kết dính: Tiểu cầu kết dính với các chất bên ngoài nội mạc.
Phát động: Chúng thay đổi hình dạng, kích hoạt thụ quan (receptor) và tiết ra các tín hiệu hóa học.
Tập hợp, chúng kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.
Sự hình thành các “nút tiểu cầu” này (sự cầm máu sơ cấp) thường kết hợp với sự cầm máu thứ cấp bằng tơ huyết (fibrin) tổng hợp.
3. Tiểu cầu (PLT) tăng, giảm trong trường hợp nào?
Chỉ số PLT tăng trong trường hợp
Bệnh tăng tiểu cầu (thrombocytosis)
Tăng tiểu cầu căn nguyên: xảy ra khi những tế bào bất thường trong tủy xương sản sinh quá nhiều tiểu cầu không rõ nguyên do.
Tăng tiểu cầu thứ cấp: cũng giống như trên nhưng có lý do là vì các bệnh như thiếu máu, ung thư, nhiễm trùng
Chỉ số PLT giảm trong trường hợp
Khi người bệnh mắc bệnh giảm tiểu cầu (thrombocytopenia)
Lý do của bệnh là do một số tác nhân gây ức chế việc sản sinh tiểu cầu như:
- Do dùng thuốc
- Bệnh di truyền
- Một số loại ung thư chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc lymphoma.
- Việc hóa trị liệu ung thư
- Nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng thận
- Uống quá nhiều rượu.
Để biết cơ thể mình có thiếu tế bào tiểu cầu (PLT) hay không, cần phải làm xét nghiệm công thức máu. Đây là xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ có thêm những thông tin hữu ích trong chẩn đoán hoặc tiên lượng bệnh. Để đăng ký khám và xét nghiệm, mẹ bầu có thể truy cập vào Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.