googleb578e89369db4e48.html

Chức năng của tế bào bạch cầu – chỉ số trong xét nghiệm máu

08:38 - 27/05/2020 Lượt xem: 1166

1. Chức năng của tế bào bạch cầu Bạch cầu gồm có 3 loại chính: tế bào lympho; bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Trong đó, mỗi loại lại có chức năng bảo vệ cơ thể theo những cách khác nhau. 1.1. Tế bào lympho Tế bào B: Còn được gọi là tế […]

1. Chức năng của tế bào bạch cầu

Bạch cầu gồm có 3 loại chính: tế bào lympho; bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Trong đó, mỗi loại lại có chức năng bảo vệ cơ thể theo những cách khác nhau.

1.1. Tế bào lympho

Tế bào B: Còn được gọi là tế bào lympho B, các tế bào này tạo ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với phản ứng với nhiễm trùng.

Tế bào T: Còn được gọi là tế bào lympho T, những tế bào này giúp nhận biết và loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng.

Các tế bào giết tự nhiên: Những tế bào này chịu trách nhiệm tấn công và tiêu diệt virus, cũng như các tế bào ung thư.

1.2. Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt là các tế bào bạch cầu có các hạt nhỏ chứa protein. Trong đó có:

Bạch cầu ái kiềm: Chúng chiếm ít hơn 1% tế bào bạch huyết trong cơ thể và thường xuất hiện với số lượng tăng sau một phản ứng dị ứng.

Bạch cầu ái toan: Đây là bạch cầu chịu trách nhiệm đáp ứng với nhiễm trùng mà ký sinh trùng gây ra. Chúng cũng đóng một vai trò trong phản ứng miễn dịch nói chung, cũng như phản ứng viêm trong cơ thể.

Bạch cầu trung tính: Chúng đại diện cho phần lớn các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng hoạt động như những “lao công thu gom rác”, giúp bao quanh và tiêu diệt vi khuẩn và nấm có thể có trong cơ thể.

1.3. Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân chiếm khoảng 2 – 8% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng có mặt khi cơ thể chống lại nhiễm trùng mãn tính. Các bạch cầu đơn nhân nhắm mục tiêu và phá hủy các tác nhân gây nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây số lượng tế bào bạch cầu thấp

Nguyên nhân gây số lượng tế bào bạch cầu thấp

Các tình trạng có thể gây giảm bạch cầu bao gồm:

      • Mắc các bệnh tự miễn như lupus và HIV
      • Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.
      • Thiếu vitamin B-12.
      • Rối loạn tủy xương;
      • Bệnh bạch cầu;
      • Ung thư hạch;
      • Nhiễm trùng huyết;

3. Nguyên nhân gây số lượng tế bào bạch cầu cao

Số lượng bạch cầu cao có thể do các tình trạng sau đây:

      • Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng;
      • Các thủ thuật, phẫu thuật.
      • Tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột hoặc viêm mạch máu;
      • Phản ứng dị ứng chẳng hạn như do cơn hen;
      • Những nguyên nhân có thể khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương;
      • Bệnh bạch cầu;

4. Khi nào cần xét nghiệm bạch cầu

Khi nào cần làm xét nghiệm tế bào bạch cầu

Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu các chỉ số bạch cầu (WBC) nhằm kiểm tra hoặc loại trừ các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến chỉ số bạch cầu.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bạch cầu (WBC) trong các trường hợp như: Kiểm tra dị ứng; xét nghiệm nhiễm trùng; xét nghiệm bệnh bạch cầu; theo dõi sự tiến triển của một số tình trạng bệnh lý; theo dõi hiệu quả của một số phương pháp điều trị như cấy ghép tủy xương.

Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên cũng có thể kiểm tra các chất dịch cơ thể khác chẳng hạn như dịch não tủy.

Tế bào bạch cầu là một trong nhiều thành phần của máu. Tuy nhiên, nó lại đóng vai trò là tuyến đầu trong việc bảo vệ cơ thể. Vậy nên, việc kiểm tra định kỳ là quan trọng để phát hiện những bất thường và được xử trí kịp thời. Để đặt lịch khám và xét nghiệm, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?