googleb578e89369db4e48.html

Chuột rút khi mang thai và cách phòng tránh

07:31 - 24/03/2021 Lượt xem: 361

Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Chuột rút thường không gây nguy hiểm và thường tự hết sau khi sinh em bé, tuy nhiên nó gây đau nhức cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những lời khuyên hữu ích giúp giảm chuột rút khi mang thai.

1. Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Chuột rút là hiện tượng các cơ bị co thắt đột ngột gây đau nhức cho người mẹ, thường xảy ra ở bàn chân, bắp chân, đùi, cơ bụng. Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ và xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thường nhiều hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Tuy nhiên hầu hết tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm gì và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

– Những nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai gồm có:

  • Thai nhi ngày càng lớn khiến trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng lên; gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân.
  • Tử cung to ra gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh.
  • Trong tam cá nguyệt thứ hai, một nguyên nhân phổ biến của chuột rút là đau dây chằng tròn. Dây chằng tròn là một cơ nâng đỡ tử cung, và khi nó căng ra, bạn có thể cảm thấy đau nhói, hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới.
  • Chuột rút còn có thể do cơ thể mẹ bị thiếu nước, rối loạn điện giải.
  • Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển hệ xương, nếu không cung cấp đủ, cơ thể người mẹ sẽ tự rút bớt canxi để truyền cho bé, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ, điều này sẽ góp phần gây ra những cơn co cứng ở người mẹ.

Chuột rút khi mang thai và cách phòng tránh

2. Dấu hiệu

  • Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai; thường xuất hiện chuột rút ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ
  • Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
  • Chuột rút chân khi mang thai là thường gặp nhất bao gồm bắp chân; đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.
  • Trường hợp nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu; đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau; cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3. Cách chữa chuột rút khi mang thai

  • Nếu bị chuột rút ở chân, hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị ảnh hưởng. Đi bộ và sau đó nâng cao chân của bạn có thể giúp giữ cho chuột rút chân trở lại. Tắm nước nóng, tắm nước ấm, mát xa bằng đá hoặc mát xa cơ bắp cũng có thể giúp ích.
  • Nếu có xu hướng bị chuột rút chân vào ban đêm, hãy kéo căng cơ trước khi đi ngủ bằng các bài tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi xe đạp đứng yên trong vài phút trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút khi đang ngủ.
  • Hãy tích cực. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai.
  • Bổ sung magie.
  • Hãy bổ sung đầy đủ canxi. Một số nghiên cứu cho thấy mức canxi trong máu của bạn giảm khi mang thai có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân. Tất cả phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ mang thai, nên nhận được 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ. Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi (thịt,cá, trứng, tôm, cua,…).
  • Uống đủ nước. Đảm bảo bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày
  • Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

Chuột rút khi mang thai và cách phòng tránh

4. Phòng ngừa 

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai:

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế
  • Xoa bóp, kéo căng cơ bắp chân nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước lúc đi ngủ
  • Xoay cổ chân, ngọ nguậy ngón chân bất kể khi nào đang ngồi: ăn cơm, xem tivi
  • Hãy vận động nhẹ nhàng mỗi ngày: đi bộ, tập yoga, bơi lội
  • Khi nằm ngủ nên nằm nghiêng người sang trái để máu dễ lưu thông; đồng thời gác chân lên gối cao khi ngủ
  • Uống đủ nước
  • Tắm bằng nước ấm
  • Tránh làm việc nặng nhọc, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu
  • Nhiều người cho rằng chuột rút là do thiếu canxi nên uống bổ sung canxi trong thai kỳ, mặc dù canxi có vai trò rất quan trọng nhưng chưa có bằng chứng cho thấy việc uống thêm canxi sẽ ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai. Nếu muốn bổ sung canxi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tượng chuột rút khi mang thai là rất thường gặp, không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút gây ra đau đớn dữ dội do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi , giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ , để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng phát hiện u máu trong gan quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?