googleb578e89369db4e48.html

Chuyển dạ, cơn co chuyển dạ và những lưu ý mẹ bầu cần để tâm

11:22 - 13/04/2020 Lượt xem: 709

Rất nhiều phụ nữ đặc biệt những sản phụ mang thai lần đầu rất phân vân không biết dấu hiệu chuyển dạ là như thế nào và cơn co chuyển dạ có đặc điểm ra sao. Mẹ bầu cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin cho mình nhé! 1. Dấu […]

Rất nhiều phụ nữ đặc biệt những sản phụ mang thai lần đầu rất phân vân không biết dấu hiệu chuyển dạ là như thế nào và cơn co chuyển dạ có đặc điểm ra sao. Mẹ bầu cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin cho mình nhé!

1. Dấu hiệu của chuyển dạ

Thấy nhầy hồng cổ tử cung hoặc nhày như màu nhựa chuối

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Là hàng rào bảo vệ chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

Thấy rỉ ối hoặc vỡ ối

Biểu hiện của rỉ ối là mẹ bầu sẽ cảm thấy quần lót ẩm ướt liên tục. Khi ngửi quần lót có thể thấy mùi tanh. Còn khi vỡ ối là tự nhiên mẹ bầu thấy phần dưới ào ra nước như bị đái dầm.

Thường dấu hiệu chuyển dạ này sẽ kết hợp với dấu hiệu đau bụng từng cơn.

Đau bụng từng cơn

Chỉ khi thai bước vào tuần từ 38 đến 40, các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Trong cơn, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng. Nếu có dấu hiệu này thì cần vào viện ngay để được thăm khám và theo dõi.

2. Các giai đoạn của chuyển dạ

chuyển dạ, cơn co chuyển dạ và những lưu ý mẹ cần để tâm

Chuyển dạ được chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn I: Xóa mở cổ tử cung: Giai đoạn này được tính từ lúc xuất hiện cơn gò đầu tiên đến khi cổ tử cung mở trọn.

có 2 giai đoạn nhỏ trong giai đoạn này là giai đoạn Ia : khi cổ tử cung mở được 1 – 3 cm; và giai đoạn Ib: được tính từ khi cổ tử cung mở được từ 3 cm trở lên đến khi mở hết.

Giai đoạn II: Giai đoạn sổ thai: Giai đoạn này được tính từ lúc cổ tử cung mở trọn đến khi thai nhi được sổ hoàn toàn ra ngoài. Đây là kết quả của áp suất trong buồng tử cung tăng lên trong mỗi cơn gò cùng với động tác rặn sinh có hiệu quả của sản phụ.

Giai đoạn III: Giai đoạn sổ nhau: Giai đoạn này được tính từ lúc thai nhi được sổ đến khi phần phụ cũng được sổ hoàn toàn ra ngoài. Trong giai đoạn này, gồm có phần tróc nhau và phần tống suất nhau.

3.Tính chất của cơn co tử cung khi chuyển dạ?

Cơn co chuyển dạ trong giai đoạn Ia:

Các cơn co thắt trong giai đoạn này thường nhẹ; kéo dài trong khoảng từ 30 đến 90 giây, và đến tương đối đều đặn. Khoảng cách giữa từng cơn co thắt khi mới bắt đầu có thể rất xa nhau. Nhưng ở cuối giai đoạn chuyển dạ sớm, thì khoảng cách giữa các cơn co thắt chỉ khoảng 5 phút 1 lần.

Cơn co chuyển dạ trong giai đoạn Ib:

Các cơn co thắt trong giai đoạn này thường kéo dài từ 45-60 giây, và cách nhau từ 3-5 phút. Trong phần cuối của giai đoạn chuyển dạ tích cực; cổ tử cung sẽ mở từ 7 – 10 cm; các cơn co thắt sẽ kéo dài từ 60 – 90 giây và chỉ cách nhau từ 30 giây đến 2 phút.

Tính chất của cơn co chuyển dạ

    • Cơn đau theo từng cơn một, xuất hiện từ vị trí đáy tử cung và lan xuống toàn bộ bụng
    • Cơn co tử cung xuất hiện với cường độ ngày càng mạnh
    • Thời gian của mỗi cơn co ngày càng ngắn lại
    • Thời gian mỗi cơn co sẽ tăng lên.
    • Đến giai đoạn sổ thai, khi có cơn co tử cung, người mẹ sẽ được hướng dẫn rặn đẻ để đẩy thai ra ngoài.

4.Làm thế nào để có thể giảm đau trong khi đẻ?

Gây tê ngoài màng cững - kỹ thuật giảm đau trong đẻ
Phương pháp giảm đau bằng thuốc

Có nhiều phương pháp giảm đau khác nhau được áp dụng trong chuyển dạ đẻ. Tuy nhiên có thể phân chúng thành hai nhóm lớn: Giảm đau không dùng thuốc và giảm đau dùng thuốc.

– Với phương pháp giảm đau dùng thuốc: như gây tê, gây mê… Sản phụ cần có sự tư vấn của bác sĩ về thời điểm dùng thuốc; ảnh hưởng tới sức khỏe và những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải.

– Với phương pháp giảm đau không dùng thuốc: Hít thở, đi lại, xoa bóp… Tự sản phụ có thể áp dụng ở hầu hết các giai đoạn chuyển dạ để có thể giảm đau được hiệu quả nhất.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang