googleb578e89369db4e48.html

Chuyển dạ sinh thường – cách rặn đẻ và hít thở

06:43 - 15/04/2020 Lượt xem: 589

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý bình thường của người phụ nữ khi mang thai; khi thai nhi đủ tuần để có thể ra khỏi tử cung của người mẹ. Thời gian của mỗi cuộc chuyển dạ sinh là không giống nhau ở các sản phụ, tuy nhiên thường ở những người con […]

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý bình thường của người phụ nữ khi mang thai; khi thai nhi đủ tuần để có thể ra khỏi tử cung của người mẹ. Thời gian của mỗi cuộc chuyển dạ sinh là không giống nhau ở các sản phụ, tuy nhiên thường ở những người con dạ là 6 – 12 tiếng, và người con so là nhiều hơn. Vậy làm sao để cuộc chuyển dạ được rút ngắn thời gian hơn? một trong những yếu tố tác động là việc hít thở và rặn đẻ đúng cách của các sản phụ.

1. Hậu quả của rặn đẻ và hít thở không đúng cách

– Rặn đẻ không đúng cách có thể khiến thời gian chuyển dạ kéo dài; gây mệt mỏi và gây thêm những tổn thương đặc biệt vùng chậu cho người mẹ.

– Tăng nguy cơ làm can thiệp các thủ thuật sản khoa như Forceps; giác hút…

– Rặn đẻ không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ ngạt thai, thai lưu trong lúc chuyển dạ.

– Hít thở không đúng cách có thể làm người mẹ không có sức, không có hơi đẻ rặn đẻ

– Hít thở không đúng cách có thể dẫn đến suy thai; không thể theo dõi chuyển dạ sinh thường mà phải chuyển mổ cấp cứu.

2. Hướng dẫn cách hít thở trong chuyển dạ sinh thường

Chuyển dạ sinh thường và cachs hít thở, rặn đẻ

Trong các cơ co chuyển dạ bao giờ cũng có thời gian bắt đầu vào cơn co, thời gian kéo dài của mỗi cơ co và thời gian nghỉ (khoảng cách giữa 2 lần cơn co liên tiếp).

Trong mỗi thời điểm sản phụ sẽ có cách hít thở khác nhau để lấy lại sức và cung cấp đủ oxy cho thai nhi.

    • Khi mới bắt đầu vào cơn co (có thể sản phụ mới cảm giác hơn đau); sản phụ hít bằng mũi và thở ra bằng miệng; khi cảm giác đau tăng lên, sản phụ nên thở nhanh dần.
    • Đến khi cơn đau tăng dần, sản phụ sẽ thở nhanh và nông hơn; thở làm sao tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là được.
    • Khi cơn co giảm dần cường độ (sản phụ cảm thấy bớt đau hơn) thì thai phụ nên thở chậm hơn, sâu hơn (hít sâu thở đều); vừa thở vừa thư giãn, để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho cơn co tử cung kế tiếp.

3. Hướng dẫn cách rặn đẻ trong chuyển dạ sinh thường

– Lưu ý đầu tiên trong việc rặn đẻ là sản phụ phải rặn trong khi có cơn co tử cung. Nếu không có cơ co, việc rặn đẻ sẽ không có hiệu quả cao và người mẹ rất dễ mất sức.

– Tư thế khi rặn đẻ, sản phụ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ; mắt nhìn xuống dưới bụng, cằm tì xuống ngực; mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh.

– Hít một hơi thật sâu, sau đó dồn hơn từ trên xuống dưới dụng dưới để đẩy em bé ra ngoài. Khi đang rặn, nếu sản phụ thấy hết hơi nhưng vẫn còn cảm thấy đau bụng thì có thể hít một hơi tiếp theo và rặn luôn đến khi hết hẳn cảm giác đau bụng.

– Trong khi rặn đẻ cần dồn sức, không la hét, không phát ra âm thanh để tránh thì trạng hết hơi, mất sức. Sẽ dẫn đến cuộc chuyển dạ kéo dài.

– Giữa 2 cơn co tử cung, sản phụ nên thư giãn, hít vào thở ra đều đặn, nhịp nhàng để lấy sức chuẩn bị cho cơn co kế tiếp.

Trải qua quá trình sinh nở của người phụ nữ mới cảm nhận được sự hi sinh và tình mẫu tử lớn lao. Đối với những hiểu biết trong quá trình chuyển dạ sinh thường; sẽ giúp cho các sản phụ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sinh một cách dễ dàng hơn. Nhanh chóng hồi phục sức khỏe để chuẩn bị cho những giai đoạn tiếp teo của việc làm mẹ. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang