googleb578e89369db4e48.html

Chuyển dạ thật sự và những dấu hiệu nhận biết

06:49 - 16/04/2020 Lượt xem: 521

Trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, đặc biệt tháng cuối cùng của quá trình mang thai; sản phụ bắt đầu cần quan tâm tới những dấu hiệu chuyển dạ để đi sinh. Tuy nhiên có những dấu hiệu chuyển dạ giả có thể làm sản phụ lo lắng. Vậy chuyển dạ thật sự […]

Trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, đặc biệt tháng cuối cùng của quá trình mang thai; sản phụ bắt đầu cần quan tâm tới những dấu hiệu chuyển dạ để đi sinh. Tuy nhiên có những dấu hiệu chuyển dạ giả có thể làm sản phụ lo lắng. Vậy chuyển dạ thật sự thường xảy ra ở thời điểm nào? có dấu hiệu nhận biết hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Thời điểm chuyển dạ thật sự

Đa số các sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ thật sự vào tuần thai 38 – 40 của thai kỳ. Một số những sản phụ có nguy cơ sinh non có thể có dấu hiệu từ tuần thai 35 – 36.

Những sản phụ sinh con so thường thấy những dấu hiệu này sớm hơn các sản phụ sinh con dạ.

2. Những dấu hiệu chuyển dạ thật sự

    • Đau bụng

Sản phụ thấy đau bụng lâm râm giống như đau bụng đến ngày hành kinh. Điều này cho thấy đầu thai nhi đang bắt đầu thúc xuống xương chậu; để quá trình chuyển dạ thật sự bắt đầu. Mặc dù đau bụng như vậy, nhưng không phải em bé sẽ sinh ra ngay mà có thể mất nhiều giờ. Khi có dấu hiệu này sản phụ nên đi chuẩn bị hành trang để vào viện để được thăm khám và theo dõi chuyển dạ

chuyển dạ thật sự và dấu hiệu nhận biết

    • Cơn co tử cung xuất hiện từng cơn tăng dần

Đây được gọi là những cơn co tử cung khi tần số xuất hiện đều đặn; theo tính chất mạnh dần từng cơn và khoảng cách mỗi cơn co ngày càng ngắn lại. Sản phụ được tính là chuyển dạ thật sự khi có 2 con co tử cung trong vòng 10 phút.

    • Ra dịch nhầy hồng âm đạo.

Bình thường nút nhầy cổ tử cung có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong buồng tử cung, bảo vệ buồng ối và thai nhi khỏi những nguy hiểm do những tác động bên ngoài gây ra. Nên khi sản phụ thấy ra có hiện tượng bung nút nhầy hay có nhầy hồng ở âm đạo thì có thể có sự chuẩn bị ở cổ tử cung để chuyển dạ.

    • Có sự thay đổi ở cổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở)

Sự thay đổi này có thể đánh giá được qua thăm khám âm đạo,

Bình thường cổ tử cung của người phụ nữ dài khoảng 3-5 cm. Khi mang thai và gần đến ngày sinh nở, cổ tử cung sẽ mỏng dần và ngắn hơn một cách tự nhiên. Nếu thăm khám, bác sĩ sản khoa có thể cảm nhận dường như cổ tử cung có vẻ biến mất và trở thành một bộ phận bên dưới của tử cung.

    • Vỡ ối

Thai phụ có thể vỡ ối hoàn toàn, nước ối ào ra một cách bất ngờ hoặc rỉ ra từ từ. Thông thường nước ối không màu, không mùi nhưng khi chuyển dạ, nước ối chảy ra ngoài sẽ mùi nặng và màu đậm hơn. Khi thấy có dấu hiệu chảy ối, mẹ bầu cần đóng bỉm người lớn thay vì băng vệ sinh để thấm hút, tránh nhiễm khuẩn. Lúc này thời điểm bạn sinh nở chỉ còn vài tiếng đồng hồ.

3. Sản phụ cần làm gì khi có những dấu hiệu chuyển dạ thật sự?

Chuyển dạ thật sự và dấu hiệu nhận biết

Khi có những dấu hiệu trên, sản phụ không nên lo lắng mà cần bình tĩnh để chuẩn bị những điều cần thiết. Vì chuẩn bị bạn sẽ được đón con yêu chào đời. Một số điều sản phụ cần làm:

    • Thông báo cho người thân về dấu hiệu chuyển dạ của mình.
    • Tắm rửa nhanh cơ thể, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cần đóng bỉm hoặc băng vệ sinh nếu có tình trạng vỡ ối hoặc ra nhầy hồng
    • Chuẩn bị giấy tờ, những đồ dùng cần thiết khi đi vào viện.
    • Dùng phương tiện di chuyển phù hợp để vào viện nhanh và an toàn nhất có thể.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết của chuyển dạ thật sự. Việc tìm hiểu kỹ các dấu hiệu góp phần giúp cá sản phụ tự tin hơn trong việc xử trí những dấu hiệu này. Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?