googleb578e89369db4e48.html

Cơ chế đẻ ngôi mặt và ngôi thóp trước

07:40 - 15/09/2020 Lượt xem: 3920

Việc chẩn đoán sớm các ngôi bất thường có ý nghĩa quan trọng cho mẹ và cho thai. Trong quá trình chuyển dạ ngôi mặt và ngôi thóp trước có thể tiến triển và có thể đẻ được qua đường âm đạo 1. Ngôi mặt là gì? Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa tối đa, […]

Việc chẩn đoán sớm các ngôi bất thường có ý nghĩa quan trọng cho mẹ và cho thai. Trong quá trình chuyển dạ ngôi mặt và ngôi thóp trước có thể tiến triển và có thể đẻ được qua đường âm đạo

1. Ngôi mặt là gì?

Ngôi mặt là ngôi đầu ngửa tối đa, mặt trình diện trước eo trên, vùng chỏm dựa vào lưng thai nhi. Mốc của ngôi mặt là cằm, ngôi mặt kiểu cằm trước đẻ tương đối dễ hơn ngôi mặt cằm sau. Tỷ lệ ngôi mặt 1 – 3/1000 cuộc đẻ. Tiên lượng một cuộc đẻ ngôi mặt ít thuận lợi hơn so với ngôi chỏm.

Nguyên nhân.

Các yếu tố thuận lợi cho ngôi mặt có thể là do mẹ, do thai, do phần phụ của thai.

      • Về phía mẹ : Do dị dạng tử cung, tử cung 2 sừng, tử cung lệch hay đổ trước, có u xơ tử cung ở eo hoặc tử cung nhão ở người con rạ đẻ nhiều lần
      • Về phía thai: Thai to, đầu to, u ở cổ, thai vô sọ, cột sống bị gù.
      • Phần phụ: Rau tiền đạo, đa ối, dây rau quấn cổ.

ngôi mặt

Chẩn đoán thai nhi ngôi mặt

Trong lúc mang thai, khám bụng thấy thai ngôi mặt tương tự như ngôi chỏm với tử cung nằm theo trục dọc. Nắn thấy cực mông nằm ở đáy tử cung. Cực dưới là đầu, rắn, tròn và có hai ụ là ụ chẩm cao, tròn và ụ cằm thấp hơn, có hình móng ngựa. Lưng sờ được một phần và sẽ khác với ngôi chỏm khi còn sờ được rãnh sâu giữa lưng và đầu, đó là rãnh gáy hay còn gọi là dấu hiệu “nhát rìu”. Ổ tim thai nghe được ở hướng đối diện với lưng, phía dưới rốn của mẹ.

Trong lúc chuyển dạ, nếu đầu ối còn cao, thăm âm đạo sẽ khó sờ được mặt. Khi màng ối đã vỡ, cổ tử cung mở rộng, thăm khám âm đạo có sờ thấy miệng, mũi, xương gò má, vòm mắt sẽ giúp xác định ngôi mặt.

Cơ chế đẻ

Người ta phân biệt ngôi mặt nguyên phát là ngôi có từ trước khi chuyển dạ và ngôi mặt thứ phát xảy ra khi đã chuyển dạ. Đa số ngôi mặt là thứ phát cho nên có tác giả cho rằng ngôi mặt là ngôi xảy ra trong chuyển dạ.

Trong đẻ ngôi mặt, ngôi thai bình chỉnh không tốt, ối dễ vỡ, cổ tử cung xoá mở chậm; chuyển dạ kéo dài. Mốc của ngôi mặt là cằm, đường kính lọt là hạ cằm – thóp trước 9,5 cm.

      •  Thì lọt

Mặt trình diện toàn bộ ở eo trên, lọt luôn là đối xứng; trung tâm của ngôi tương ứng với trung tâm của eo trên. Kiểu cằm chậu trái trước gặp nhiều hơn cằm chậu phải trước: Lọt sẽ xảy ra không khó khăn vì đường kính lọt hạ cằm thóp trước 9,5 cm, đường kính lưỡng gò má 8,5 – 9 cm lọt dễ dàng qua eo trên.

      • Thì xuống và quay

Đây là thì quyết định có khả năng đẻ được đường dưới hay không. Điều này tuỳ thuộc vào sự tiến triển thuận lợi hay ngừng tiến triển. Sự tiến triển ngôi thai phụ thuộc hoàn toàn vào hướng quay của đầu.

– Đầu quay về phía trước:

Đối với kiểu thế sau đầu quay 1350 ra trước, với kiểu thế trước đầu quay 450 để lựa theo đường kính trước sau của eo dưới, cằm hướng tới khớp mu. Hiện tượng xuống tiếp diễn và mỏm cằm thoát khỏi bờ dưới khớp mu rồi đầu cúi từ từ để sổ ra.

– Đầu quay về phía sau:

Kiểu cằm sau lọt khó vì đầu khó ngửa hẳn, cằm bị đưa vào hõm của xương cùng; cổ không uốn dài được. Muốn cho ngôi xuống, tiểu khung phải tiếp nhận đường kính ức – thóp trước của thai nhi là 15 cm. Do đó một khung chậu bình thường không thể thích ứng với một thai nhi bình thường, và cuộc đẻ trong kiểu thế cằm sau thông thường giải quyết bằng mổ lấy thai.

ngôi mặt

      • Thì sổ

– Chỉ xảy ra đối với kiểu thế trước. Cắm xuống tới khớp mu, cổ ưỡn dài để cằm tới bờ dưới khớp mu và cố định ở đó. Đầu bắt đầu cúi để dần dần sổ miệng, mũi, thóp trước rồi đến trán và cuối cùng là thượng chẩm. Như vậy, đường kính thượng chẩm cằm 13,5 cm sổ cuối cùng, nên khi thai sổ dễ bị rách tầng sinh môn, cần cắt rộng tầng sinh môn tránh tổn thương phức tạp.

– Ở kiểu thế sau, ngôi không xuống được và không lọt được; cuộc đẻ sẽ bị ngừng lại vì ngôi mắc kẹt trong tiểu khung.

2. Ngôi thóp trước

Ngôi thóp trước là một ngôi đầu ngửa nhẹ, trung gian giữa ngôi trán và chỏm. Trong ngôi thóp trước, không thể sờ được thóp sau khi khám. Trong khi ngôi chỏm kiểu chẩm cùng, thóp sau luôn sờ được.

Cơ chế đẻ

Lọt có thể xảy ra nhờ đầu cúi tốt, chuyển ngôi thóp trước thành ngôi chỏm. Nếu không lọt, sự xuống và quay của ngôi rất khó khăn. Đường kính lọt của ngôi là đường kính chẩm – trán:12 cm. Sự biến dạng của đầu và bướu huyết thanh thường xuất hiện sớm và trầm trọng. Khi đó việc xác định ngôi gặp nhiều khó khăn. Đầu thai nhi cũng sổ bằng phép quay dạng chữ S, điểm trục được tạo bởi xương vệ và gốc mũi. Đầu cúi cho phép sổ trán, thóp trước, chẩm và hạ chẩm đến cố định vào đáy chậu, rồi đầu ngửa cho mũi miệng, cằm sổ.

Vậy điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng xử lí kịp thời. Để đăng kí khám thai, siêu âm thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?