Có thai ngoài tử cung ( chửa ngoài tử cung) cần biết điều gì?
08:22 - 23/03/2020 Lượt xem: 395
Thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm; đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. 1. Thai ngoài tử cung là gì Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài tử cung. Các vị trí có […]
Thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm; đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ.
1. Thai ngoài tử cung là gì
Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài tử cung.
Các vị trí có thể làm tổ của thai ngoài: Vòi trứng (vị trí thường gặp nhất); buồng trứng; cổ tử cung hoặc trong ổ bụng.
2. Nguyên nhân thai ngoài tử cung
Thường do biến dạng ở vòi trứng, viêm nhiễm vòi trứng; các khối u trong lòng vòi trứng hoặc do vòi trứng co thắt bất thường. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Tiền sử bệnh lý hoặc phẫu thuật:
- Tiền sử chửa ngoài tử cung
- Tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu trước đó
- Viêm vùng chậu
- Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
Các yếu tố khác
- Hút thuốc lá
- Tuổi trên 35 tuổi
- Vô sinh
- Các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
3. Các dấu hiệu thai ngoài tử cung
Phụ nữ chửa ngoài tử cung cũng có dấu hiệu như: Chậm kinh, đau bụng dưới, buồn nôn, ngực căng… Tuy nhiên có một vài dấu hiệu cảnh báo dẫn tới dấu hiệu bất thường mà mọi người lên biết.
Chậm kinh: Có khi chỉ chậm vài ngày hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Ra máu : Là hiện tượng phổ biến nhất, thường sau chậm kinh ít ngày đã ra huyết. Huyết thường ra ít, máu màu đen, nâu sẫm, có khi lẫn màng; khối lượng và màu sắc không giống như hành kinh.
Đau bụng: Cũng thường hay gặp, nếu có thai bình thường thì không đau bụng. Nếu đau bụng phải nghĩ ngay có sự bất thường (đau bụng dưới và đau ở vị trí thai làm tổ).
Đặc điểm của cơn đau bụng là đau bụng kéo dài, đau âm ỉ; có khi đau từng cơn, mỗi cơn đau có thể kèm theo ra máu âm đạo.
Siêu âm chẩn đoán và các xét nghiệm lâm sàng
– Siêu âm: Qua đường bụng và qua đường âm đạo. Không phát hiện thai trong buồng tử cung. Cạnh tử cung có thể phát hiện có khối không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước nhỏ. Siêu âm Doppler có thể thấy có mạch nuôi dưỡng xung quanh.
– Xét nghiệm : Định lượng Beta HCG máu.
* Trường hợp túi thai vỡ bạn sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, cơn đau quặn kéo dài liên tục, đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Nếu không xử trí kịp thời có khả năng gây vô sinh, nguy hiểm tính mạng sản phụ.
4. Xử trí
Thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, có các phương pháp cơ bản để điều trị:
- Điều trị nội khoa
- Phẫu thuật
- Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung.
Nhận biết dấu hiệu thai ngoài tử cung để kịp thời thăm khám và điều trị là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của sản phụ. Để phát hiện sớm tình trạng thai ngoài từ cung. Khi có dấu hiệu chậm kinh, mẹ bầu cần đi khám để được theo dõi tình trạng thai của mình. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là phòng khám lớn, uy tín nhất tại Hà Nội – địa chỉ tin cậy quản lý thai của các mẹ bầu. Để đăng ký các mẹ có thể truy cập Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.