Cơ thể phụ nữ sau sinh và những triệu chứng cần chú ý
13:46 - 05/07/2022 Lượt xem: 740 Tác giả: Thanh Nga
Phụ nữ sau sinh dễ mắc phải một số vấn đề sức khỏe dưới đây. Khi thấy có các hiện tượng này, bạn không nên cố chịu đựng mà cần nhanh chóng đi khám.
Đau và sưng vú là biểu hiện rất nhiều các bà mẹ gặp phải sau sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Viêm tuyến sữa, tắc tia sữa, nứt núm vú… phần lớn do vệ sinh, xử lí sữa dư thừa không thích hợp hoặc do bị nhiễm khuẩn qua vết thương ở núm vú. Các biểu hiện kèm theo là bầu vú sưng đỏ, căng cứng, có thể sốt nhẹ. Khi bầu vú căng cứng và đau, mẹ phải sớm được điều trị.
Nếu bị áp xe vú, cần phải đến bệnh viện tiến hành chích dẫn lưu để lấy mủ ra. Thời kì đầu điều trị phải thường xuyên vắt sữa thừa hoặc dùng khăn chườm vú để giảm bớt căng và đau vú. Hàng ngày, cần giữ vệ sinh bầu ngực, núm vú sạch sẽ. Tùy theo mức độ mà có thể dùng thuốc kháng sinh, tiêu viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
1. Vấn đề co hồi tử cung chậm
Tử cung co hồi chậm là tình trạng qua hơn 6-8 tuần sau sinh mà tử cung không co lại hay co hồi chậm. Cần chú ý tình trạng sản dịch ra nhiều, màu luôn đỏ, có mùi khó chịu, đau bụng. Nguyên nhân có thể do sót một phần nhau thai, màng ối trong tử cung hoặc tử cung bị nhiễm khuẩn. Cần đi khám bác sĩ để điều trị dứt điểm.
2. Sau sinh, tóc tôi bị rụng nhiều. Có phải tôi sẽ bị hói không?
Sự thay đổi của nội tiết tố trong thai kỳ là nguyên nhân chính khiến tóc rụng nhiều sau sinh. Trong thời gian mang thai, lượng estrogen được tiết ra nhiều hơn, tuổi thọ của tóc được kéo dài, tốc độ rụng giảm. Vì thế, đa số phụ nữ khi ở giai đoạn giữa thai kỳ thấy mái tóc của mình dày hơn.
Sau khi sinh con, hàm lượng estrogen trong cơ thể mẹ bắt đầu giảm dần và tóc không chỉ rụng như bình thường mà rụng cả số tóc đã không rụng trong thời kì có thai. Vì thế, nhiều mẹ thấy tóc rụng rất nhiều sau 3-4 tháng sinh con, thậm chí còn có hiện tượng rụng tóc từng mảng.
Để giữ cho tóc đẹp, hãy bổ sung vitamin, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh, sử dụng lược chải có răng rộng…
3. Tôi có được gội đầu, tắm khi ở cữ không?
Sản phụ khi đẻ và sau đẻ, mồ hôi thường ra nhiều, nếu không được tắm rửa vệ sinh sẽ gây cảm giác khó chịu vì bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để tốt nhất cho cơ thể sau sinh, mẹ nên tắm trong phòng tắm kín đáo tránh gió lùa, tắm gội nhanh (5-10’), tắm nước ấm, lau người và sấy tóc cẩn thận tránh bị cảm lạnh. Như thế vừa đảm bảo cơ thể được thoải mái dễ chịu cho con bú vừa không lo bị nhiễm lạnh sau khi tắm.
4. Sau sinh bao lâu tôi có thể vận động được ?
Đối với sinh thường, sau 1 ngày nghỉ ngơi, mẹ nên xuống giường đi lại trong phòng. Và 1 tuần sau sinh mẹ có thể làm được những công việc nhẹ nhàng.
Đối với sinh mổ, sau khi ống thông tiểu được lấy ra, mẹ có thể bước xuống giường, tập đi bộ đi lại. trước đó, các mẹ vẫn có thể cử động chân tay nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy để kích thích nhu động ruột, phòng tránh dính ruột và táo bón về sau.
Việc vận động có thể bắt đầu từ tư thế nằm và chú ý không dồn lực vào cơ sàn chậu ( cơ xung quanh âm đạo, hậu môm, niệu đạo). Mẹ hãy nhớ vận động “chậm và đều”, thực hiện từ từ và tiếp tục thực hiện cho đến khi trở thành thói quen của mình.
Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.
Bài viết liên quan
Sau sinh mổ có được nằm sấp không?Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 2)
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được