Cường giáp và thai nghén
09:27 - 13/05/2020 Lượt xem: 779
1. Bệnh cường giáp là gì? Cường giáp hay bệnh basedow là hoạt động quá mức tuyến giáp; khi tuyến giáp tiết nhiều hormone hơn nhu cầu cơ thể của bạn. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm ở phía trước cổ của bạn. Hormon tuyến giáp kiểm soát cách cơ thể sử […]
1. Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp hay bệnh basedow là hoạt động quá mức tuyến giáp; khi tuyến giáp tiết nhiều hormone hơn nhu cầu cơ thể của bạn. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm ở phía trước cổ của bạn.
Hormon tuyến giáp kiểm soát cách cơ thể sử dụng năng lượng; do đó chúng ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể bạn; thậm chí cả cách tim bạn đập.
Nếu không được điều trị, cường giáp có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng với tim, xương, cơ bắp, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Khi mang thai, cường giáp không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé.
2. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng tim mạch
- Nhịp tim nhanh vừa phải, khoảng 100-120l/p, nhanh một cách thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi. Bệnh nặng lên khi gắng sức hay hồi hộp đánh trống ngực.
- Huyết áp tâm thu tăng nhẹ.
- Điện tim: nhịp nhanh xoang.
- Khi bệnh tiến triển lâu, nhất là ở người có tuổi thấy có rối loạn nhịp cuối cùng là suy tim.
- Dấu hiệu mạch kích động.
Gầy, sút cân
Đây là triệu chứng rất thường gặp, trong thời gian ngắn, sút cân nhiều tương phản với việc bệnh nhân ăn bình thường, thậm chí ăn nhiều.
Mệt mỏi
Thường xuyên, tần sối nhanh, biên độ nhỏ, rõ nhất ở ngọn chi tăng lên khi xúc động,..
Sợ nóng
Về mùa đông mặc ít áo ấm và về mùa hè cảm thấy nóng nực nhiều rất khó chịu. Da nóng ẩm, nhiều mồ hôi nhất là lòng bàn tay.
Thay đổi tính tình
Hay cáu gắt, dễ bị kích thích, xúc động, lo âu, giảm khả năng tập trung tư tưởng, hay mất ngủ.
Đi ngoài phân lỏng, nát nhiều
Rối loạn sinh dục
Rối loạn sinh dục rối loạn kinh nguyệt ở nữ ( ít hoặc mất kinh), suy sinh dục ở nam.
3. Triệu chứng đặc hiệu của Basedown
- Bướu lan tỏa không đau, trong trường hợp điển hình là bướu mạch có tiếng thổi tâm thu hoặc liên tục, có rung mưu.
- Mặt lồi cả 2 bên; co kéo cơ mi trên, mất vận động giữa 2 mí mắt và nhãn cầu; giảm độ hội tụ nhãn cầu, tổn thương cơ vận nhãn; phù mí mắt; xung huyết giác mạc, kết mạc nặng hơn có gây mù.
- Phù niêm trước xương chày: đây là một kiểu phù khu trú, ít gặp nhưng rất đặc hiệu cho bệnh Basedown. Đó là những thâm nhiễm của tổ chức dưới da ở mặt trước xương chày, ở thể điển hình có hình ảnh giống như da cam. Phù niêm mạc khu trú này thường chỉ gặp khi bệnh đã lui.
4. Cường giáp ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
- Khoảng 1% số em bé sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh Graves sẽ bị cường giáp sau khi sinh. Nguyên nhân là do kháng thể kích thích tuyến giáp có thể được truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến bé. Trước khi sinh, nếu nhịp tim thai cao (lớn hơn 160 nhịp/phút), khi siêu âm thấy có xuất hiện bướu giáp ở thai nhi, thai nhi tăng trưởng kém hoặc xương phát triển bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị cường giáp.
- Bệnh Basedow có thể mới xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị Basedow trước đó. Ngoài các triệu chứng kinh điển, người mẹ còn có thể bị đẻ non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp. Bệnh Basedow có thể được cải thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cũng có thể nặng hơn ở thời kỳ hậu sản.
- Cường giáp không được kiểm soát tốt: Dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thai chết lưu và có thể bị dị tật bẩm sinh. Đó là lý do tại sao điều trị cường giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.
- TSI (hormone kích thích tuyến giáp) tăng quá cao: Basedow được biết đến như một bệnh tự miễn dịch, cơ thể tự sinh ra kháng thể kích thích tuyến giáp (TSI). Kháng thể này qua nhau thai và có thể tác động đến tuyến giáp của thai nhi gây cường giáp ở trẻ sơ sinh.