Đái tháo đường và thai nghén
08:08 - 23/05/2020 Lượt xem: 337
Đái tháo đường là một bệnh rất nguy hiểm. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé. Vậy đái tháo đường là bệnh gì ? Đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ ? Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ […]
Đái tháo đường là một bệnh rất nguy hiểm. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé. Vậy đái tháo đường là bệnh gì ? Đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ ? Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ để này ở bài viết dưới đây nhé !
1. Đái tháo đường là bệnh gì ?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hội chứng bệnh lý đặc chưng bởi nồng độ đường máu tăng thường xuyên và mạn tính do tụy sản xuất thiếu insulin (thiếu in-sulin tuyệt đối) do giảm tác dụng của insulin (thiếu insulin thương đối) do nguyên nhân khác nhau, theo các nguyên nhân khác nhau, theo các cơ chế sinh bệnh rất phức tạp.
Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất, theo tổ chức y tế thế giới (OMS), 1985 thì hiện nay thế giới có khoảng 30 triệu người bệnh ĐTĐ và ngày càng tăng nhanh, dự kiến tăng gấp 2.5 lần trong thập kỉ tới. Tỷ lệ mắc bệnh tùy vào địa dư, chủng tộc, lối sống và lứa tuổi.
Bệnh ĐTĐ gây nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính gây tử vong hoặc tàn tật, mù lòa. Nếu được điều trị và quản lý tốt, các tai biến trên có thể được hạn chế rất nhiều.
2. Triệu chứng và chẩn đoán ĐTĐ
Triệu chứng
Khi thiếu insulin nhiều, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng lâm sàng cổ điển.
Đái nhiều, uống nhiều
Khi đường máu tăng cao vượt qua ngưỡng bài tiết của thận (1,7g/l) thì đường sẽ được đào thải ra nước tiểu và đó là một loại lợi tiểu thẩm thấu làm bệnh nhân đái nhiều có thể tới 6-7l/24h.
Do đái nhiều, bệnh nhân mất nước nên rất khát, phải uống nhiều nước, thường thích nước ngọt.
Gầy nhiều
Do giảm đồng hóa và tăng dị hóa protid, lipid, làm teo các cơ, các tổ chức mỡ dưới da, ngoài ra một phần còn do mất nước. bệnh nhân có thể sút 5-10kg trong vòng 2 tháng.
Ăn nhiều
Có một số trường hợp bệnh nhân luôn có cảm giác đói, nên ăn rất nhiều.
Mệt mỏi nhiều
Ngoài ra, còn có thể kèm theo các biến chứng cấp tính và mạn tính
Khi thiếu insulin tương đối, bệnh sẽ diễn biến tiền tàng trong thời gian dài, các triệu chứng thường kín đáo.
Chẩn đoán
Cần nghĩ đến và tìm cách chẩn đoán ĐTĐ khi bệnh nhân có các tình huống sau: Hội chứng lâm sàng cổ điển của đái tháo đường, béo phì, hay có nhiễm khuẩn, một số bệnh tim mạch ( viêm tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao), tiền sử gia đình, có người thân thuộc trực hệ bị đái tháo đường, phụ nữ có tiền sử đẻ con > 4kg lúc sơ sinh hoặc có tiền sử thai chết trong tử cung
Về xét nghiệm, khi bệnh nhân có đường huyết lúc đói cao tạm thời khi bệnh cấp tính nào đó hoặc khi có đường niệu dương tính hoặc khi có tăng triglycerit máu đều cần nghi ngờ ĐTĐ.
Xét nghiệm quan trong nhất để xác định ĐTĐ là xét nghiệm đường máu lúc đói và sau ăn 2 giờ, khi nghi ngờ cần làm nghiệm pháp gây tăn g đường huyết uống.
3. Bệnh ĐTĐ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào ?
Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đến Mẹ & Bé:
Đối với mẹ
- Dễ bị tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai, nguy cơ tiền sản giật, sản giật.
- Thai to có nguy cơ gây sanh khó, và tăng nguy cơ phải sanh mỗ.
- Tăng nguy cơ băng huyết sau sanh, nhiễm khuẩn sau sanh.
Đối với con
- Dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung.
- Sang chấn cho thai trong lúc sanh vì thai to: gẫy xương đòn, trật khớp vai, tổn thương thần kinh cánh tay.
- Hạ đường máu, hạ canxi máu sau sanh.
- Suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh.
Bệnh đái tháo đường rất nguy hiểm vì vậy trong quá trình mang thai tất cả các sản phụ cần làm nghiệm pháp DUNG NẠP ĐƯỜNG khi thai 24 tuần -28 tuần; để tầm soát tiểu đường thai kì phát hiện và điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.