googleb578e89369db4e48.html

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì ra bã

16:27 - 29/12/2022 Lượt xem: 10671 Tác giả: Kim Ngân

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì ra bã là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, để thuốc ra bã thì cần thời gian để thuốc phụ khoa tan, sau khi được hấp thụ thì bã thuốc sẽ theo khí hư ra ngoài. Một phần khác cơ địa mỗi người cũng gây ảnh hưởng đến thời gian thuốc tan hoàn toàn.

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì ra bã

1. Khi nào nên đặt thuốc phụ khoa?

Trước khi xác định đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan hết chúng ta cần hiểu về trường hợp cần sử dụng thuốc đặt phụ khoa. Thuốc đặt phụ khoa là dược phẩm bào chế ở dạng khá đặc biệt. Thành phần điều chế thuốc được cân đối để có khả năng làm môi trường âm đạo ổn định hơn.

Một số vấn đề phụ khoa nên kiểm tra để được hướng dẫn chỉ định sử dụng thuốc đặt phụ khoa kịp thời:

  • Viêm nhiễm âm đạo;
  • Viêm ở cổ tử cung;
  • Viêm lộ tuyến nhiều cấp độ;
  • Âm đạo nhiễm nấm (nấm Candida là phổ biến hay gặp nhất);
  • Rối loạn nội tiết tố nữ trước giai đoạn mãn kinh;
  • Phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Rối loạn hormone nội tiết do môi trường và tâm lý người bệnh.

Trường hợp âm đạo viêm nhiễm và tổn thương sẽ được chỉ định dùng viên đặt phụ khoa. Hầu hết mọi lứa tuổi đều có thể gặp vấn đề viêm nhiễm nên cần kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện. Thuốc đặt phụ khoa cũng có nhiều loại dược lý khác nhau có thể đặc trị từng loại bệnh phụ khoa.

2. Cơ chế hoạt động và cách sử dụng thuốc phụ đặt phụ khoa

Thuốc đặt phụ khoa sẽ được đặt ở sâu trong âm đạo. Khi thuốc ở nơi sâu nhất thì sẽ tan rã và ngấm nhanh đến toàn thân, có công dụng tại chỗ. Cách đặt thuốc có ảnh hưởng lớn đến công dụng nên người bệnh cần đảm bảo dùng đúng cách và đúng trình tự. Đặt thuốc phụ khoa dạng viên mềm sẽ đơn giản hơn viên cứng.

Thuốc đặt phụ khoa bao lâu thì tan? Đây là câu hỏi cần giải đáp. Đầu tiên bạn cần biết thuốc đặt phụ khoa chia làm 2 loại viêm mềm và viên cứng. Với thuốc đặt phụ khoa viên mềm thời gian tan hết thường nhanh hơn viên cứng. Cụ thể là thuốc đặt phụ khoa viên cứng Tergynan khá khó tan trong âm đạo. Bạn có thể tham khảo một số chỉ dẫn làm ẩm từ bác sĩ trước khi đặt vào âm đạo.

Các bước chi tiết đặt thuốc phụ khoa:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng kín, lau khô chuẩn bị đặt thuốc;

Bước 2: Có thể dùng bao cao su hoặc găng tay cao su hỗ trợ kẹp thuốc giữa 2 ngón tay;

Bước 3: Từ từ đưa thuốc vào âm đạo, dùng ngón tay đẩy thuốc sâu vào bên trong.

Lưu ý khi đặt thuốc phụ khoa bạn nên chọn tư thế nằm hoặc ngồi xổm để dễ dàng đưa thuốc vào. Bạn cũng có thể đứng và kê một chân lên ghế rồi đặt thuốc. Sau khi đặt thuốc vào âm đạo, thuốc sẽ từ từ tan ra.

Bác sĩ thường nhắc nhở bệnh nhân đặt thuốc phụ khoa vào buổi tối trước khi ngủ để tiện nằm nghỉ sau khi đặt thuốc. Đồng thời, thuốc cũng có thể đạt hiệu quả khi người bệnh thư giãn. Sau khi đặt thuốc bạn nên nằm nghỉ khoảng vài giờ chờ cho thuốc ngấm và tác dụng với toàn bộ cơ thể.

3. Những chú ý khi dùng thuốc đặt phụ khoa

Thuốc đặt phụ khoa cần sử dụng đầy đủ và đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường bệnh nhân cần dùng thuốc 7 - 12 ngày. Quá trình điều trị sẽ được bác sĩ hướng dẫn cho tình trạng viêm, nấm phụ khoa mức độ nặng hay nhẹ. Khi sử dụng thuốc, bạn cần chú ý sự thay đổi của cơ thể. Nếu thuốc không đạt được hiệu quả thì nên báo cho bác sĩ. Một số trường hợp thuốc không có hiệu quả sẽ được cân nhắc dừng lại. Với bệnh nhân dùng thuốc không hiệu quả kéo dài sẽ dẫn đến kháng thuốc và khó chọn lựa thuốc điều trị sau này.

Xác định độ nặng của bệnh phụ khoa cần có kiểm tra xét nghiệm ở bệnh viện, phòng khám chuyên khoa. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin dị ứng để bác sĩ có thể lựa chọn thuốc phù hợp.

Trong thời gian điều trị bằng thuốc đặt phụ khoa, bệnh nhân cần tránh quan hệ tình dục để đảm bảo công dụng của thuốc.

4. Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan hết?

Đặt thuốc viêm phụ khoa bao lâu thì tan hết? Đây là một câu hỏi khó tìm ra câu trả lời chung cho mọi trường hợp. Thời gian thuốc phụ khoa tan ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, phần lớn các yếu tố đến từ người bệnh. Bạn có thể dùng sai cách hoặc cơ thể có môi trường ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ của thuốc.

Thông thường, thuốc đặt phụ khoa cần thời gian từ 10 đến 15 phút, có trường hợp mất 30 phút mới tan hết. Khi thuốc tan hết những thành phần sẽ ngấm vào máu và được cơ thể hấp thu. Một số loại thuốc viên cứng thời gian sẽ lâu hơn do điều kiện môi trường âm đạo và bản thân chúng cũng khó tan hơn viên mềm.

Về phần đặt thuốc, thuốc phụ khoa tan hoàn toàn trong thời gian ngắn hay dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:

Dạng thuốc đặt: Theo các chuyên gia, thuốc đặt phụ khoa có hai dạng cơ bản là thuốc viên nén và thuốc nang trứng dạng mềm. Với dạng thuốc nang trứng, thuốc rất dễ tan và thường tan sau 1 phút. Khi sử dụng, bệnh nhân không cần phải làm ướt thuốc. Còn đối với dạng viên nén, người bệnh cần làm ẩm để thuốc dễ tan hơn.

Môi trường âm đạo: Thông thường, người có môi trường âm đạo ướt thường thời gian đặt thuốc sẽ ngắn hơn, bởi thuốc tan nhanh hơn và ngược lại.

Tùy thuộc vào loại dạng thuốc đặt mà thời gian thuốc tan có thể nhanh hoặc chậm

Nhìn chung, đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan hết hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, khi đặt thuốc chị em nên chú ý đặt đúng cách không để thuốc rơi ra ngoài. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chú ý những điều sau:

Nên có thời gian nằm nghỉ, ít nhất là 15 phút để thuốc tan và ngấm đều giúp làm tăng tác dụng điều trị bệnh

Thời gian đặt thuốc lý tưởng nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi vệ sinh vùng kín

Không nên quan hệ trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc đặt

Chăm sóc vùng kín sạch sẽ mỗi ngày nhưng không được thụt rửa sâu vùng kín

Để cập nhật thêm kiến thức, bạn có thể truy cấp website: San43nguyenkhang.vn hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY để đội ngũ nhân viên phòng khám viên hệ và hướng dẫn cụ thể.

Bài viết liên quan

Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp