Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không ?
08:16 - 24/07/2020 Lượt xem: 347
Mang thai là thời kỳ cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều, từ sự biến đổi của các cơ quan trong cơ thể cho đến sự thay đổi tâm sinh lý và những thói quen sinh hoạt hằng ngày khiến cho mẹ bầu rất dễ bị đau dạ dày. 1. Nguyên nhân đau dạ […]
Mang thai là thời kỳ cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều, từ sự biến đổi của các cơ quan trong cơ thể cho đến sự thay đổi tâm sinh lý và những thói quen sinh hoạt hằng ngày khiến cho mẹ bầu rất dễ bị đau dạ dày.
1. Nguyên nhân đau dạ dày ở phụ nữ mang thai
Do mẹ bầu bị ốm nghén nặng
Một trong những tình trạng rất thường gặp ở những phụ nữ mang thai đó là ốm nghén. Ốm nghén làm cho mẹ bầu thường có cảm giác buồn nôn, chán ăn, dạ dày bị quặn lại, … Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương và xuất hiện đau dạ dày.
Do mẹ bầu ăn quá nhiều đồ chua
Hầu hết các mẹ bầu đều rất thích ăn chua, một số mẹ bầu chỉ ăn đồ chua mà ăn ít hoặc không ăn những bữa ăn chính khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng cao dẫn đến tình trạng viêm loét và đau dạ dày.
Do mẹ bầu bị stress, mệt mỏi
Hiện tượng bị stress, mệt mỏi và thường xuyên lo lắng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai. Vì khi lo lắng và căng thẳng hệ thần kinh sẽ kích thích dạ dày tiết ra axit; lượng axit trong dạ dày quá nhiều sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và nghiêm trọng hơn là viêm loét.
Do thói quen ăn uống thay đổi
Khi mang thai mẹ bầu thường thèm ăn bất chợt hoặc ăn đêm sẽ khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi mà làm việc với tần suất cao hơn; điều này cũng sẽ dẫn đến hiện tượng đau dạ dày.
2. Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên triệu chứng này có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất lao động.
Hơn nữa trong một số trường hợp, đau dạ dày còn có thể là biểu hiện của các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản,… Đối với những bệnh lý này, phải tiến hành kiểm soát để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
Một số ảnh hưởng của chứng đau dạ dày khi mang thai:
- Thai phụ nhẹ cân, cơ thể xanh xao và suy nhược
- Trẻ sinh ra ốm yếu và có hệ miễn dịch kém
- Hình thành ổ viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, tá tràng hoặc thực quản
Mặc dù không phổ biến nhưng đau dạ dày khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày. Vì vậy nếu nhận thấy đau dạ dày khởi phát với tần suất dày đặc và mức độ nghiêm trọng; mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các biện pháp điều trị an toàn.
3. Mẹ bầu cần làm gì khi bị đau dạ dày ?
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống tác động trực tiếp lên hoạt động tiêu hóa. Do đó xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp mẹ bầu cải thiện nhu động ruột; kiểm soát hoạt động co bóp và bài tiết axit của dạ dày. Ngoài ra còn giúp thai phụ cải thiện sức khỏe và thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện.
Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng có thể cải thiện mức độ và giảm tần suất đau dạ dày với thói quen sinh hoạt khoa học.
cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để căng thẳng stress. Tập thể dục thường xuyên với những động tác nhẹ nhàng, yoga dành cho mẹ bầu giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa.
Đi khám khi thấy triệu chứng không thuyên giảm
Đau dạ dày khi mang thai có thể thuyên giảm sau khi thay đổi lối sống và tận dụng các thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.
Vì vậy mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:
Đau dạ dày kéo dài, có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất theo thời gian.
Nôn mửa liên tục.
Bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê.
Đi ngoài ra máu.
Cơ thể xanh xao và sụt cân trong thời gian ngắn.
Các triệu chứng khởi phát liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.