Dấu hiệu phân biệt trứng làm tổ và thời kỳ tiền kinh nguyệt

11:30 - 17/01/2024 Lượt xem: 120 Tác giả: Kim Ngân

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một chuỗi triệu chứng về thể chất và tâm lý xảy ra vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Mặt khác, triệu chứng trứng làm tổ xuất hiện do sự làm tổ của trứng được thụ tinh trong tử cung, nghĩa là bạn đang mang thai. Cả hội chứng tiền kinh nguyệt và trứng làm tổ đều có thể xuất hiện cùng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt nên rất khó nhận biết sự khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, nếu đặc biệt chú ý, bạn sẽ nhận ra một vài điểm khác biệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

phân biệt tiền kinh nguyệt và khi trứng làm tổ Triệu chứng tiền kinh nguyệt hay bị nhầm lẫn với thời kỳ trứng làm tổ 

Không ít chị em hiểu lầm rằng mình đang mang thai dù thực tế chỉ là đang gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Muốn phân biệt rõ dấu hiệu sắp có kinh và có thai, bạn nên lưu ý đến những điều sau.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một nhóm các triệu chứng liên quan đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Thông thường, các triệu chứng tiền này xảy ra từ 1 – 2 tuần trước khi “đèn đỏ” ghé thăm và kết thúc sau khi kinh nguyệt bắt đầu.

Biểu hiện của tiền kinh nguyệt có thể rất giống với những triệu chứng mang thai sớm. Do đó, có không ít bạn nữ thắc mắc dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không vì hai hiện tượng này có nhiều dấu hiệu dễ nhầm lẫn. Vậy nên, bạn sẽ cần chú ý hơn đến các dấu hiệu tiền kinh nguyệt và mang thai để có thể phân biệt rõ 2 tình trạng này. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé.

Những khác biệt giữa triệu chứng tiền kinh nguyệt và khi trứng làm tổ 

phân biệt tiền kinh nguyệt và khi trứng làm tổ Các dấu hiệu tiền kinh nguyêth và khi trứng làm tổ khá tương đồng 

Dù dấu hiệu sắp có kinh và có thai tương đối giống nhau nhưng nếu chú ý, bạn sẽ nhận ra những khác biệt trong các dấu hiệu sức khỏe sau để dễ dàng nhận biết liệu bản thân chỉ đang gặp phải triệu chứng tiền kinh nguyệt hay đã mang thai.

Triệu chứng đau ngực trước kỳ kinh và khi trứng làm tổ

Để phân biệt đau ngực khi sắp đến tháng và khi có thai khác nhau thế nào, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

Tiền kinh nguyệt: Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, hiện tượng căng tức ngực có thể xảy đến trong nửa đầu của chu kỳ. Cơn đau sẽ từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng và thường nghiêm trọng nhất vào ngay trước khi “đèn đỏ” xuất hiện. Đặc biệt, dấu hiệu đến tháng này có xu hướng diễn ra ở mức độ nặng hơn ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở.

Ngoài ra, còn có triệu chứng các mô ở ngực dầy căng tức lên kèm theo những cơn đau âm ỉ kéo dài ở thời kỳ tiền kinh nguyệt, khi vào ngày đèn đỏ hàm lượng progesteron giảm nên tình trạng này sẽ giảm đi đáng kể.

Mang thai sớm: Khi mang thai sớm đau ngực là dấu hiệu đầu tiên có thể bạn gặp phải. Tuy nhiên triệu chứng đau ngực này sẽ khác hơn so với thời kỳ tiền kinh nguyệt. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu kèm căng tức. Triệu chứng này thường xảy ra ở thời điểm 1-2 tuần tính từ khi thụ thai. Lúc này hàm lượng progesteron tăng do có sự xuất hiện của thai nhi nên dẫn đến những thay đổi trên.  

Triệu chứng chảy máu trước kỳ kinh và khi trứng làm tổ

Thời kỳ tiền kinh nguyệt: Thời kỳ này thông thường sẽ không có hiện tượng ra máu, đến khi kỳ kinh bắt đầu thì lượng máu ra sẽ tăng dần và kéo dài từ 3-7 ngày.

Dấu hiệu mang thai: Triệu chứng chảy máu là một trong những dấu hiệu sớm của mang thai. Thường bạn sẽ chảy một ít máu hoặc những đốm máu nhỏ màu hồng hay nâu đậm. Triệu chứng này sẽ xảy ra trong khoảng 10-14 ngày sau khi bạn thụ thai. Triệu chứng này được gọi là máu báo thai sẽ xảy ra trong khoảng vài ngày ngắn hơn một chu kỳ kinh nguyệt.

Triệu chứng thay đổi tâm trạng trước kỳ kinh và khi trứng làm tổ

Thay đổi tâm trạng là triệu chứng điển hình của cả thời kỳ tiền kinh nguyệt và thời kỳ trứng làm tổ. Do đó dấu hiệu này thường khá khó phân biệt. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm để bạn nhận ra:

Thời kỳ tiền kinh nguyệt: Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người, dễ nóng giận, dễ bị kích thích. Khi tâm trạng thay đổi có thể bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ kinh. Tình trạng này sẽ hết khi bắt đàu vào chu kỳ kinh. Để giảm thiểu tình trạng này bạn có thể thể dục nhẹ nhàng, đi dạo hoẵ ngủ nằm nghỉ ngiwi.

Khi trứng làm tổ: Từ khi trứng bắt đầu làm tổ cho đến khi sinh, hormone của người mẹ thay đổi liên tục và tâm trạng thay đổi thất thường cho đến lúc sinh em bé. Mẹ bầu có thể vui buồn lẫn lộn, háo hức vui mừng nhưng ngay sau đó sẽ cảm thấy buồn tuyêth vọng chứ không chỉ riêng bứt rứt và khó chịu trong người.

Do đó, đây là nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm trong và sau sinh đối với các mẹ bầu. Hiện nay, vấn đề tâm lý trong thời kỳ mang thai đang rất được quan tâm và có những liệu trình phù hợp để tránh nguy hại đến cả mẹ và bé về sau.

Triệu chứng mệt mỏi trước kỳ kinh và khi trứng làm tổ

Mệt mỏi đều gặp ở tiền kinh nguyệt và khi trứng làm tổ

Tiền kinh nguyệt: Khi chuẩn bị bước vào thời kỳ kinh nguyệt bạn thường cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ. Để cải thiện được tình trạng này bạn có thể tập yoga, thể dục nhẹ nhàng để dễ ngủ hơn.

Mang thai sớm: Thời kỳ trứng làm tổ, bắt đầu mang thai, hormone progesterol tăng lên đột ngột khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng thường nghiêm trọng nhất vào 3 tháng đầu thai kỳ và sẽ đỡ trong 6 tháng sau tuy nhiên nó vẫn kéo dài đến khi bạn sinh em bé. Những tháng cuối thai kỳ, thai to thì bạn sẽ càng dễ cảm thấy mệt mỏi nặng nề hơn. Để vượt qua được giai đoạn này bạn cần kết hợp một thực đơn đa dạng và một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bạn có thể tập thiền, yoga bầu để giải tỏa căng thẳng giảm bớt mệt mỏi.

Triệu chứng nôn, buồn nôn trước kỳ kinh và khi trứng làm tổ

Triệu chứng buồn nôn là dấu hiệu khá điển hình của mang thai. Thời kỳ tiền kinh nguyệt thì thường sẽ không xảy ra buồn nôn. Do nếu bạn chậm kinh và không có dấu hiệu như nôn khan, buồn nôn thì khả năng có thai của bạn không cao.

Mang thai sớm: Ốm nghén với các triệu chứng nôn, nôn khan là dấu hiệu phổ biến báo động bạn đang mang thai. Không phải 100% mẹ mang thai đều gặp triệu chứng này. Thông thường, khoảng 1 tháng sau khi thụ thai thì sẽ xuất hiện triệu chứng này. Tình trạng nôn và buồn nôn có thể không xảy ra cùng nhau, có mẹ chỉ xuất hiện nôn khan, buồn nôn. Tuy nhiên có mẹ lại kèm theo cả những cơn nôn.

Triệu chứng thèm ăn trước kỳ kinh và khi trứng làm tổ

Tiền kinh nguyệt: Trước khi bước vào kỳ kinh thường bạn sẽ bị thèm ăn đồ ngọt, hoặc những món rán, món mặn những món giàu tinh bột và đường.

Khi trứng bắt đầu làm tổ: Khi bắt đầu mang thai bạn có thể rất thèm ăn nhưng bạn sẽ còn kèm theo rất khó chịu, thậm chí “kinh” một số thực phẩm nhất định hoặc mùi thức ăn. Đó có thể là những đồ ăn mà bạn từng rất thích. Hoặc có những đồ ăn trước đây bạn rất thích nhưng khi mang thai bạn lại sợ và không thể ăn món đó. Sự thay đổi về vị giác này bạn sẽ phải gặp trong suốt thai kỳ.

Triệu chứng đau bụng trước kỳ kinh và khi trứng làm tổ

Tiền kinh nguyệt: Ở thời kỳ này, bạn có thể bị chuột rút hoặc đau bụng trước 2 ngày ra kinh, những ngày cuối kỳ kinh thì triệu chứng khó chịu này sẽ giảm dần và hết hẳn khi bạn hết kinh.

Mang thai sớm: Những tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể bị chuột rút nhẹ và đau lưng nhẹ tương tự như thời kỳ tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, những cơn đau bụng khi mang thai sẽ ở vị trí vùng bụng dưới hoặc dưới lưng.

Những triệu chứng tiền kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ diễn ra sau khi rụng trứng. Thời gian kéo dài của triệu chứng tiền kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau có người một vài ngày có người kéo dài đến cả tuần.

Dấu hiệu tiền kinh nguyệt và trứng làm tổ khá giống nhau do đó bạn cần để ý sự khác biệt mới có thể phân biệt được. Bạn hãy đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi thấy bị chậm kinh kèm theo những dấu hiệu nêu ở trên để nhận định xem mình có thai hay không, thay đổi chế dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt chào đón một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ thăm khám và đưa ra những tư vấn phù hợp với từng trường hợp. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai
Cách canh ngày rụng trứng theo chuyên gia sản khoa cực chuẩn
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất Đúng Đủ Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ