Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn bạn nên biết

02:32 - 11/01/2021 Lượt xem: 4331

Vết khâu tầng sinh môn ở phụ nữ sau sinh cũng giống như vết khâu sau phẫu thuật ở những vùng khác trên cơ thể. Thông thường, nếu sản phụ sau sinh được chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào, thì vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành sau […]

Vết khâu tầng sinh môn ở phụ nữ sau sinh cũng giống như vết khâu sau phẫu thuật ở những vùng khác trên cơ thể. Thông thường, nếu sản phụ sau sinh được chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào, thì vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành sau 2-3 tuần. Sau khoảng 1 tháng, tầng sinh môn sẽ tương đối ổn định, phục hồi cảm giác.

Hiện nay các bác sĩ thường sử dụng loại chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn, điều này sẽ giúp chị em không cần phải cắt chỉ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuận lợi để tầng sinh môn được tự lành hẳn. Trên thực tế, vết khâu tầng sinh môn có thể bị rách do một số nguyên nhân như sau:

1. Nguyên nhân gây rách tầng sinh môn

      • Quá trình vệ sinh vết may tầng sinh môn chưa sạch, nhiều dị vật còn sót lại khiến cho vết thương khó hồi phục.
      • Sau khi khâu, các mô mới tại tầng sinh môn khá yếu, dễ bị tổn thương bởi chỉ khâu; khiến cho vết khâu tầng sinh môn bị lỏng lẻo và đứt rời.
      • Thói quen sinh hoạt chưa tốt của một số chị em, chẳng hạn như ngồi lệch một bên, bế con sai tư thế, phải thay tã hoặc đi lại nhiều, làm vết khâu bị hở, rách hay đứt chỉ.

2. Dấu hiệu nhận biết

dấu hiệu nhận biết rách vết khâu tầng sinh môn

      • Vết khâu tầng sinh môn bị đau bất thường; lên mủ và có mùi hôi (dấu hiệu nhiễm trùng ở tầng sinh môn)
      • Sốt hay ớn lạnh
      • Đau vùng bụng dưới
      • Cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu
      • Không thể kiềm chế khi mắc đại tiện
      • Không thể kiểm soát trung tiện
      • Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông.

Nếu bạn nhận thấy những bất thường sau đây, tốt nhất là nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

3. Vết khâu tầng sinh môn bị rách phải làm gì?

Nhiễm trùng là nguy cơ đầu tiên khi bị rách vết khâu tầng sinh môn. Hơn nữa, tình trạng này làm cho quá trình hồi phục bị ảnh hưởng; gây nhiều đau đớn, để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Như vậy, khi nhận thấy có bất thường xảy ra sau khi khâu tầng sinh môn thì các chị em cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Các bác sĩ phụ khoa sẽ kiểm tra tình trạng tổn thương ở tầng sinh môn để tư vấn những cách xử lý kịp thời. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể dùng biện pháp massage để giúp vết sẹo mềm mại hoặc làm phẫu thuật thẩm mỹ lại. Bên cạnh đó, chị em nên chú ý vấn đề vệ sinh ở vùng kín. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách và luôn giữ vùng kín khô ráo; vì vết thương sau mổ ở vùng này khá nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai và khám phụ khoa uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ và kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?