googleb578e89369db4e48.html

Dấu hiệu bệnh lý teo thực quản và lời khuyên cho mẹ bầu

04:47 - 22/03/2020 Lượt xem: 675

1. Nguyên nhân gây teo thực quản Do rối loạn sự phát triển trong bào thai ở giai đoạn từ 4 – 6 tuần. Teo thực quản hường kết hợp với một số dị tật khác như tim, cột sống, tiết niệu, tiêu hóa. 2. Đối tượng nguy cơ bệnh Teo thực quản Các yếu […]

1. Nguyên nhân gây teo thực quản

Do rối loạn sự phát triển trong bào thai ở giai đoạn từ 4 – 6 tuần. Teo thực quản hường kết hợp với một số dị tật khác như tim, cột sống, tiết niệu, tiêu hóa.

2. Đối tượng nguy cơ bệnh Teo thực quản

Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ có thể mắc bệnh teo thực quản là:

      • Yếu tố gia đình: trẻ có anh chị em ruột bị teo thực quản có nguy cơ mắc bệnh là 2%, trẻ có anh chị em sinh đôi bị teo thực quản có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần trẻ bình thường.
      • Trẻ có các bất thường về nhiễm sắc thể như thể tam bội nhiễm sắc thể số 21 (hội chứng Down), thể tam bội nhiễm sắc thể số 13 (hội chứng Patau) hoặc thể tam bội nhiễm sắc thể số 18 (hội chứng Edwards)
      • Cha hoặc mẹ lớn tuổi: cha càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh teo thực quản
      • Mẹ có sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (như thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng, ..) có nguy cơ sinh con mắc bệnh cao hơn người không sử dụng.

3. Dấu hiệu trẻ bị teo thực quản bẩm sinh

dấu hiệu và phòng ngừa teo thực quản bẩm sinh
Trẻ nôn trớ nhiều do teo thực quản

Các triệu chứng của trẻ bị teo thực quản bẩm sinh xuất hiện rất sớm ngay sau khi ra đời.

Trẻ bị teo thực quản thường có các dấu hiệu như:

      • Thực quản bị teo, nước bọt không thể xuống được dạ dày khiến trẻ có biểu hiện xuất tiết dịch
      • Viêm phổi với những biểu hiện như tím tái, suy hô hấp (khó thở) do nước bọt hoặc dịch dạ dày đi vào phổi theo đường rò
      • Trẻ bị chướng bụng
      • Trẻ bú kém, trào ngược khi bú
      • Trẻ sơ sinh bị “ sùi bọt cua”
      • Tình trạng viêm phổi ở trẻ tái lại nhiều lần
      • Khó thở sau sinh
      • Ống thông dạ dày không xuống được dạ dày
      • Trẻ bị ho, tím tái khi bú, ăn
      • Trẻ nôn trớ

4. Lời khuyên cho mẹ bầu

Không có cách nào hoàn toàn hiệu quả để phòng ngừa bệnh teo thực quản cho thai nhi trong quá trình mang thai. Điều tốt nhất người mẹ có thể làm trong khi mang thai là:

      • Có chế độ ăn uống khoa học
      • Tập thể dục thường xuyên
      • Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng
      • Khám thai đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm tiền sản để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi nếu có.
Tập thể dục là cách đơn giản giúp bạn nâng cao sức khỏe phòng tránh được nhiều bệnh khi mang thai

Trẻ bị teo thực quản có thể được chẩn đoán trước sinh bằng cách siêu âm ở 24 tuần tuổi. Nếu tiếp tục cho trẻ bú khi bị teo thực quản sẽ khiến tình trạng viêm phổi ở trẻ càng thêm trầm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ở trẻ bị teo thực quản đóng vai trò rất quan trọng, giúp trẻ tránh nguy cơ bị hoại tử ruột và các nguy cơ khác đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện sớm các dị tật  thai nhi, từ đó đưa ra những phương hướng và lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ bầu. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với phòng khám qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được hỗ trợ.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết