Đau khớp háng khi mang thai, nguyên nhân do đâu?
03:40 - 19/02/2021 Lượt xem: 371
Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng phổ biến xảy ra ở mẹ bầu trong tháng cuối thai kỳ, vậy nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai Thay đổi trọng lượng cơ thể người mẹ Khi mang […]
Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng phổ biến xảy ra ở mẹ bầu trong tháng cuối thai kỳ, vậy nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai
Thay đổi trọng lượng cơ thể người mẹ
Khi mang thai, hầu hết thai phụ nào cũng sẽ tăng cân nhanh hơn bình thường, đây là một hiện tượng hết sức bình thường, thể hiện sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung. Mặc dù vậy, nhưng một số thai phụ khi mang thai lại tăng cân quá nhanh, quá đột ngột. Có thể do em bé trong bụng phát triển quá nhanh, cũng có thể do mẹ bầu bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, lượng thức ăn quá nhiều, dư thừa gây tăng cân quá đà.
Tất cả những điều đó gây tăng áp lực một cách đột ngột, nhanh chóng lên khớp háng làm khớp háng không kịp thích nghi với tình trạng này, cuối cùng gây đau khớp háng ở bà bầu, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.
Do cơ thể của mẹ bầu bị thiếu canxi
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu luôn cần cung cấp cho cơ thể lượng lớn canxi, không chỉ cung cấp cho bản thân mẹ bầu sử dụng mà còn để cung cấp cho thai nhi phát triển.
Nếu như lượng canxi của mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ thì dễ khiến các khớp bị đau nhức, đặc biệt là khớp háng.
Đau khớp háng khi mang thai do cấu tạo giải phẫu tử cung
Tử cung – nơi chứa thai nhi có vị trí giải phẫu là nằm trong tiểu khung, nó được các hệ thống dây chằng, mạc treo, mạc nối xung quanh cố định ở đó. Trong quá trình mang thai, khi thai nhi phát triển to lên, tử cung cũng dãn ra và to dần lên, các dây chằng, mạc treo, mạc nối cố định nó cũng bị kéo căng ra.
Sự thay đổi này làm cho mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi đi lại, vận động; cũng như gây ra các cơn đau kéo dài ở khớp háng.
Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ bị thay đổi nhiều so với trước khi mang thai. Sự thay đổi này làm cho các dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông mềm ra, có khả năng co giãn, để thuận lợi cho quá trình chuyển dạ và căng giãn của tử cung. Điều này cũng tác động một phần gây nên tình trạng khớp háng của mẹ bầu bị đau kéo dài.
Sự chuyển động của thai nhi
Bất cứ khi nào con bạn thay đổi vị trí, đá hoặc xoay người; bé đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của bạn, từ đó gây căng đau khớp háng. Tình trạng này sẽ dần trở nên khó chịu hơn khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung hoặc trong những tuần cuối của thai kỳ.
Bạn có thể đang bị thiếu magiê
Nguồn dự trữ magie trong cơ thể đôi khi sẽ cạn kiệt trong thai kỳ; do cả mẹ và em bé đều cần đến những chất dinh dưỡng thiết yếu. Magiê đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất này sẽ dẫn đến một số tình trạng bà bầu đau khớp háng; chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.
Đau do giãn tĩnh mạch
Khi mang thai, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này là do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng.
2. Các triệu chứng đi kèm với đau khớp háng
Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo; mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như:
- Táo bón
- Tiểu không tự chủ
- Đi tiểu thường xuyên
- Ợ nóng, nhưng không còn quá nhiều như trước
Nếu những triệu chứng này diễn ra thường xuyên và còn đi kèm với các tình trạng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động hoặc thậm chí bạn không thể cảm nhận được cử động của bé thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.