googleb578e89369db4e48.html

Đau vùng chậu khi mang thai

07:18 - 25/02/2021 Lượt xem: 374

Hạnh phúc khi mang trong mình một mầm non bé nhỏ là vô hạn, nhưng những khó chịu trong thai kỳ cũng dường như không bao giờ kể hết. Đau vùng chậu cũng là một tình trạng gây ra không ít khó khăn, thử thách đối với các mẹ bầu. Ấy vậy mà nó lại […]

Hạnh phúc khi mang trong mình một mầm non bé nhỏ là vô hạn, nhưng những khó chịu trong thai kỳ cũng dường như không bao giờ kể hết. Đau vùng chậu cũng là một tình trạng gây ra không ít khó khăn, thử thách đối với các mẹ bầu. Ấy vậy mà nó lại xảy ra khá phổ biến, chiếm khoảng 20% các mẹ bầu cơ đấy, và nó khiến những việc tưởng chừng hết sức bình thường như đi bộ, leo cầu thang, hay xoay trở người trên giường, cũng trở nên đau đớn, khó chịu.

1. Nguyên nhân

Nội tiết thai kỳ: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra relaxin nhằm nới lỏng các dây chằng ở xương chậu, giúp chuẩn bị cho sự ra đời của bé qua ngả âm đạo. Nhưng điều này cũng khiến các khớp xương vùng chậu di chuyển không đồng đều; xương chậu trở nên kém ổn định và do đó gây ra sự đau đớn đối với mỗi cử động.

Trọng lượng của bé: Khi em bé của bạn phát triển trong bụng mẹ, trọng lượng tăng thêm và sự thay đổi trong cách bạn ngồi hoặc đứng sẽ gây ra nhiều căng thẳng hơn cho xương chậu của bạn.

Những vấn đề về lưng hoặc bị chấn thương xương chậu trước khi mang thai: điều này khiến cho tình trạng đau vùng chậu càng trở nên trầm trọng trong thai kỳ.

Do tăng cân trong quá trình mang thai; tăng cân làm tăng gánh nặng lên các khớp gây ra tình trạng đau xương chậu.

Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân/béo phì trước khi mang thai.

Có thể do thiếu hụt vitamin D và canxi, khi mẹ thiếu canxi để đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho thai nhi thì cơ thể sẽ đưa canxi từ xương ra để cung cấp cho bé dẫn đến đau xương chậu.

đau vùng chậu khi mang thai

2. Biểu hiện đau vùng chậu khi mang thai như thế nào?

Triệu chứng đau vùng chậu có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ; càng về cuối thai kỳ thì mức độ đau thường tăng lên.

      • Vị trí đau: Đau ở khớp cùng chậu, khớp mu, vùng hông lan xuống đùi, thường kèm theo đau lưng.
      • Cơn đau thường liên tục, âm ỉ, tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột, khi đi lại; đi lên xuống cầu thang và tăng lên vào buổi đêm có thể làm thai phụ thức giấc.
      • Mức độ đau tùy thuộc vào từng trường hợp, từ cảm giác khó chịu khi đi cho đến mất cơ năng hoàn toàn khiến bệnh nhân không đi lại được hoặc cản trở bệnh nhân trong việc thực hiện công việc nhà, đi lại, hoạt động tình dục, công việc.
      • Mẹ bầu cần chú ý phân biệt giữa đau vùng chậu và đau do co thắt tử cung; đau do co thắt thường đau thành từng cơn, vùng bụng có cảm giác cứng; ngoài ra nếu do dọa sảy hay sảy thai sẽ kèm theo ra mau bất thường ở âm đạo.

3. Cách giảm đau vùng chậu khi mang thai

Tập yoga

      • Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội. Lưu ý không nên tập quá sức.
      • Không nên mang giày cao gót và cần chú ý đến tư thế ngồi. Không được ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực lên xương chậu.
      • Trong quá trình mang thai không nên đi lại quá nhiều, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng
      • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giản, từ đó giảm đau hiệu quả.
      • Thay đổi tư thế thường xuyên, nên ngủ ở tư thế thoải mái có thể dùng gối ôm chuyên dụng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, hạn chế nằm ngửa nhiều.
      • Sử dụng thêm gối ôm khi nằm để tạo cảm giác thoải mái.
      • Ngoài ra, không nên khiêng, nhấc những vật nặng; cần thận khi lên xuống cầu thang và tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.
      • Khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: Ăn uống đầy đủ chất; đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nếu các biện pháp trên không giúp giảm bớt sự khó chịu và ngày càng trở nên đau hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn. Có thể bạn sẽ cần thực hiện các phương pháp như: đeo đai hỗ trợ hoặc nạng, thực hiện các bài tập tăng cường cơ bụng và cơ sàn chậu, tập vật lý trị liệu … Đối với hầu hết phụ nữ, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm đau để bạn tiếp tục với các hoạt động thường ngày. Để đặt lịch khám thai, phụ khoa tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?