Đau xương chậu khi mang thai có hại cho thai nhi không?

09:18 - 27/02/2021 Lượt xem: 245

Nếu như mẹ bị đau xương chậu khi mang thai, mẹ đừng lo lắng! Bởi vì có đến 80% phụ nữ mang thai có tình trạng tương tự. Đau xương chậu, hay một số mẹ còn tả là đau hai bên háng. Thường cơn đầu này nó có thể có ở vài thời điểm khác […]

Nếu như mẹ bị đau xương chậu khi mang thai, mẹ đừng lo lắng! Bởi vì có đến 80% phụ nữ mang thai có tình trạng tương tự. Đau xương chậu, hay một số mẹ còn tả là đau hai bên háng. Thường cơn đầu này nó có thể có ở vài thời điểm khác nhau trong thai kỳ. Tuy nhiên, đau xương chậu thường biểu hiện vào ba tháng cuối mang thai. Nguyên nhân gây ra là do một phần cơ thể em bé, thường là đầu, dịch chuyển xuống vùng chậu.

1. Sự khác biệt giữa đau xương chậu và cảm giác áp lực lên vùng chậu

Đây là điều quan trọng để mẹ phân biệt giữa đau xương chậu và cảm giác áp lực lên vùng chậu.

Vào những tuần cuối của thai kỳ, bạn sẽ có cảm giác áp lực nặng nề lên vùng xương chậu. Nguyên nhân là do em bé được đẩy xuống vùng chậu, đè lên bàng quang và trực tràng phía sau. Thậm chí, mẹ có thể có dấu hiệu ra ít máu khi đi tiêu. Cuối cùng, những mảnh xương của khung chậu sẽ bị đẩy hướng ra ngoài một chút.Điều này gây cảm giác khó chịu cho mẹ.

Cần lưu ý rằng cảm giác áp lực lên vùng chậu nếu xảy ra trước 37 tuần thai có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sanh non. Mẹ sẽ cần nghi ngờ hơn nữa nếu áp lực này có cảm giác chạy xuống 2 đùi. Hoặc mẹ có cảm giác như em bé đang lọt sâu dưới vùng chậu.

2. Đau xương chậu khi mang thai có hại cho thai nhi không?

đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai dù gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu, nhưng hoàn toàn không có hại cho thai nhi.Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm, mẹ bầu sẽ có kết quả tốt hơn. Triệu chứng đau xương chậu khi mang thai ba tháng đầu biểu hiện ở:

      • Đau ở khu vực mu, đau lưng, đau hông, đau khu vực giữa hai chân, đau sâu trong đùi hoặc đau đầu gối.
      • Khó cử động hoặc có tiếng kêu khi vận động ở khu vực khung chậu.
      • Đau nặng lên khi vận động, ví dụ như: Đi lại trên bề mặt không bằng phẳng, hoặc phải đi quãng đường dài. Hai đầu gối chuyển động tách xa nhau, như khi lên hoặc xuống ô tô. Đứng trên một chân, như khi leo cầu thang, thay mặc quần áo. Thay đổi tư thế khi nằm.
      • Đau nặng lên về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Mẹ bầu có thể rất đau nếu phải tỉnh dậy đi vệ sinh giữa đêm.

Những trường hợp mẹ bầu dễ bị đau xương chậu khi mang thai hơn so bao gồm:

      • Người đã từng đau xương chậu trước khi mang thai.
      • Người từng có chấn thương xương chậu.
      • Lần mang thai trước đã bị đau xương chậu.
      • Có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân/béo phì trước khi mang thai.
      • Mắc hội chứng tăng động khớp.

3. Mẹ có thể làm gì nếu đau xương chậu khi mang thai?

Sau đây là một số điều cơ bản giúp mẹ giảm đi những lúc đau xương chậu khi mang thai, mẹ hãy thử tham khảo nhé!

      • Tắm trong bồn nước ấm (nếu có). Nhờ lực của nước sẽ làm gảm trọng lượng ở vùng xương chậu. Điều này sẽ làm cho mẹ dễ chịu hơn.
      • Nếu có thể, mẹ nên đầu tư cho mình đai bụng bầu. Với đai này sẽ làm giảm bớt trọng lượng của bụng lên xương chậu. Nếu mẹ không chắc chắn về đai này, có thể tham khảo bác sỹ đang quản lý thai nghén cho mẹ.
      • Mát-xa trước sinh cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm đau xương chậu.
      • Hầu hết các liệu pháp châm cứu đều làm giảm được những triệu chứng khó chịu khi mang thai. Kể cả đau xương chậu.
      • Nếu mẹ đau nhiều, có thể hỏi ý kiến bác sỹ quản lý thai kỳ của mẹ về thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ và thuốc giãn cơ khi cần.
      • Khi leo cầu thang, từ từ leo từng bậc, chân khỏe hơn nhấc lên trước, đi bộ nhẹ nhàng, tập các bài tập Kegel săn chắc cơ sàn chậu

Trong trường hợp cơn đau xương chậu của mẹ có kèm theo cảm giác co thắt tử cung ( cơn gò tử cung) thì có khả năng mẹ đã vào chuyển dạ. Lúc này mẹ cần đến cơ sở Sản phụ khoa uy tín gần nhà để được kiểm tra đánh giá và theo dõi. Để đặt lịch khám thai, phụ khoa tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?