Dây rốn quấn cổ 2 vòng, sinh thường liệu có nguy hiểm?
23:38 - 03/12/2024 Lượt xem: 14 Tác giả: Thanh Nga
Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không?
Sau khi đi siêu âm thai định kỳ, nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng khi phát hiện thai nhi có tình trạng dây rốn quấn cổ. Vậy hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân nào và dây rốn quấn cổ có sinh thường được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Tại sao xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ?
Dây rốn quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hay nhiều vòng. Đây là một hiện tượng phổ biến xảy ra nhiều nhất vào những tháng cuối thai kì.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu đến từ việc vận động, thay đổi tư thế của thai nhi trong buồng tử cung. Trường hợp dây rốn quấn vào thân, chúng có thể tự tháo gỡ trong quá trình thai xoay chuyển. Tuy nhiên, nếu bị quấn vào cổ thì việc tháo gỡ sẽ trở nên khó khăn, thậm chí càng di chuyển càng quấn chặt hơn do phần cổ ở giữa nhỏ hơn đầu và vai. Dây rốn càng dài thì nguy cơ quấn cổ hoặc bị thắt nút sẽ càng tăng.
Đặc biệt, khi mẹ bầu vận động quá sức thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân khiến thai nhi quay đầu xuống nhiều hơn và kéo theo dây rốn quấn vào thân và cổ .
Bên cạnh đó, mẹ bị dư ối hoặc có quá ít thạch Wharton bao bọc bên ngoài dây rốn cũng khiến gia tăng tình trạng dây rốn quấn cổ.
2. Có dấu hiệu nào để nhận biết dây rốn quấn cổ không?
Thực tế, việc dây rốn quấn cổ không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào, mẹ chỉ có thể phát hiện qua siêu âm 4D hoặc Doppler màu khi thấy lưu lượng máu qua động mạch rốn cuộn thành vòng tròn. Bên cạnh đó, khi có dây rốn quấn cổ, cử động thai cũng có những bất thường. Vậy nên, mẹ cần lưu ý khi thấy thai máy bất ngờ tăng hoặc giảm. Nếu dây rốn siết chặt ảnh hưởng đến lưu lượng máu sẽ biểu hiện bằng nhịp tim thai bất thường. Điều này có thể được phát hiện khi theo dõi qua việc đo CTG
3. Dây rốn quấn cổ nhiều vòng có nguy hiểm?
Thực tế, tình trạng dây rốn quấn cổ rất hiếm khi xảy ra biến chứng. Nhiều trường hợp thai có thể tự tháo được dây rốn quấn ở cổ. Trong trường hợp bị quấn cổ nhiều vòng, không thể tự tháo gỡ, mẹ cần lưu ý đến một vài nguy cơ có thể xảy ra:
- Một số ít trường hợp dây rốn quấn quá chặt gây gián đoạn trong việc vận chuyển máu và dinh dưỡng khiến thai nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí có thể chết lưu trong bụng mẹ
- Trong quá trình chuyển dạ, nếu bị quấn cổ nhiều vòng thai khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài, cản trở việc sinh qua ngả âm đạo
- Các cơn gò chuyển dạ có thể khiến dây rốn càng siết chặt hơn, nếu không được xử lý kịp thời, việc giảm nồng độ oxy và lưu lượng máu có thể dẫn đến tổn thương não và các di chứng thần kinh nặng nề
4. Dây rốn quấn cổ 2 vòng có thể sinh thường không?
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp có dây rốn quấn 1 vòng quanh cổ đều có thể sinh thường khoẻ mạnh. Đối với trường hợp quấn nhiều từ 2 vòng trở lên, để đưa ra kết luận về khả năng sinh thường cần xem xét dựa trên các yếu tố:
- Xem xét độ căng của dây rốn, số lượng vòng cuốn và mức độ ảnh hưởng đến hô hấp và lưu thông máu
- Dây rốn đủ dài, không cản trở quá trình đi xuống của bé
- Thai nhi có sức khoẻ tốt, nhịp tim bình thường
- Mẹ đủ điều kiện sức khoẻ, không mắc các bệnh lý cao huyết áp, tiền sản giật
- Các kết quả siêu âm bình thường, thai máy tốt
Dựa trên kết quả siêu âm và các kết quả thăm khám định kỳ, bác sĩ sẽ xem xét và kết luận mẹ có đủ điều kiện để sinh thường hay không. Nếu trong quá trình chuyển dạ, dây rốn bị chèn ép, nhịp tim thai bất thường, bác sĩ có thể để mẹ thay đổi tư thế và đưa ra các phương pháp xử lý. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc diễn biến xấu, mẹ có thể được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.