googleb578e89369db4e48.html

Dây rốn quấn cổ hai vòng có sinh thường được không?

04:21 - 05/02/2020 Lượt xem: 7325

Dây rốn quấn cổ hai vòng liệu có sinh thường được không? Hay phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Chúng ta hãy tìm hiểu điều này qua bài viết sau nhé: 1. Dây rốn quấn cổ là gì? Dây rốn quấn cổ phần lớn là do sự chuyển động […]

Dây rốn quấn cổ hai vòng liệu có sinh thường được không? Hay phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Chúng ta hãy tìm hiểu điều này qua bài viết sau nhé:

1. Dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ phần lớn là do sự chuyển động của bé khi ở trong bụng mẹ. Các động tác lộn, nhào của thai sẽ khiến dây rốn vô tình bị quấn vào cổ.

Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài càng tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút.

Nhiều mẹ khi nghe tới tràng hoa quấn cổ đều lo sợ dây rốn bị xiết chặt sẽ khiến thai nhi ngạt thở.Đa phần các trường hợp dây rốn quấn cổ đều không tác động tới chức năng vận chuyển dinh dưỡng và oxy. Chỉ khi dây rốn thắt nút quá chặt mới ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Mà điều này lại chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ.

2. Dây rốn quấn cổ hai vòng có sinh thường được không?

Chuyên gia Rachel Reed của trường đại học Sản phụ khoa Anh cho rằng không có căn cứ nào chứng tỏ việc thực hiện mổ lấy thai khi em bé bị dây rốn quấn cổ 2 vòng. Vì vậy khi mẹ bầu có siêu âm và phát hiện trẻ bị dây rốn quấn cổ 2 vòng hay nhiều vòng cũng đừng nên quá lo lắng.

Theo thống kê cho thấy số ca sinh nở rơi vào trường hợp trẻ bị dây rốn quấn cổ đều diễn ra thuận lợi và tương đối an toàn cũng như không gây ra biến chứng đối với trẻ sơ sinh. Quá trình phát triển của trẻ cũng không xuất hiện bất thường.

Để biết được mẹ có thể sinh thường được hay không khi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng; thì trước khi sinh mẹ cần đi khám thai. Tại đây,bác sĩ sẽ thăm khám sau đó đưa ra phương pháp sinh thích hợp cho mẹ.

Mức độ nguy hiểm khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng phụ thuộc vào việc quấn chặt hay lỏng.
Mức độ nguy hiểm khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng phụ thuộc vào việc quấn chặt hay lỏng.

Ví dụ :

  • Nếu dây rốn quấn lỏng (lưu lượng máu được truyền qua dây rốn không bị ảnh hưởng nhiều); ngôi thai thuận, độ dài dây rốn sau khi bị quấn không quá ngắn, tim thai ổn định; mẹ không mắc phải bất kỳ biến chứng thai kỳ nào khác thì hoàn toàn có thể sinh thường được.
  • Trong trường hợp ngôi thai ngược (khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng; đầu bé có xu hướng ngửa ra hoặc không xoay được mà ở tư thế thai ngôi mông); tim thai bất ổn mà mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bắt buộc phải sinh mổ.

Mẹ không cần lo lắng quá vì tỷ lệ này trên thực tế khá là nhỏ. Và theo nhiều kết quả nghiên cứu, những bất thường về dây rốn chỉ chiếm một phần rất ít trong các nguyên nhân khiến trẻ chết non khi sinh.

Hiện nay nhiều viện đã áp dụng kỹ thuật Monitor trong lúc mẹ chuyển dạ để theo dõi nhịp tim thai. Bất cứ khi nào nhịp tim bất ổn do lượng máu truyền qua dây rốn giảm mà tử cung còn chưa mở hết thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai ngay lập tức để đảm bảo an toàn tối đa cho cả hai mẹ con.

Nói chung, khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng sẽ có trường hợp được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn nhưng hầu hết đều được bác sĩ phát hiện sớm và có cách giải quyết để mẹ vẫn có thể sinh thường nếu như sức khỏe đảm bảo.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?